Xu hướng tìm kiếm các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm ngày càng gia tăng, trong đó có vị trí Business Analyst nhận được nhiều sự quan tâm. Trên thế giới, BA đã phát triển thành một lĩnh vực nghề nghiệp vững mạnh nhưng tại Việt Nam nó vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. Business Analyst học ngành gì, cơ hội thách thức và công việc ra sao, hãy cùng Học Viện Agile hiểu rõ hơn.
Business Analyst hay còn được gọi là chuyên viên phân tích nghiệp vụ như đúng cái tên của nó. BA chính là người ở giữa, làm nhiệm vụ cầu nối giữa khách hàng và các team nội bộ công ty. Vai trò của BA là rất quan trọng, sự thành bại, thấu hiểu sản phẩm và mức độ hài lòng của khách hàng ra sao phụ thuộc nhiều vào BA.
Với vai trò cầu nối, liên kết để các bên đều hiểu và làm việc được với nhau, công việc cụ thể của Business analyst có thể chia làm các giai đoạn để khi bạn tìm hiểu dễ hình dung:
– Giai đoạn thứ nhất: BA làm việc trực tiếp với khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách. Từ những trao đổi để cụ thể hoá mong muốn của khách hàng, đưa ra giải pháp phù hợp, tài liệu hoá và xác nhận lại với khách những gì mà khách hàng cần ở một sản phẩm cuối cùng.
– Giai đoạn thứ hai: Chuyển giao thông tin cho các bộ phận liên quan. Các team nội bộ sẽ nhận yêu cầu được truyền tải từ BA để tiến hành dự án, phát triển sản phẩm. Yêu cầu thông tin này cần phải chi tiết nhất, rõ ràng nhất và mang tính chuyên môn. Các bộ phận liên quan có thể là bộ phận sản phẩm (DEV), quản lý chất lượng (QC, QA), và cả PM…
– Giai đoạn thứ ba: Quản trị sự thay đổi và xử lý các yêu cầu phát sinh. Khi tìm hiểu Business Analyst bạn cần hiểu bản chất của công việc này là quản trị, nên trong suốt quá trình một dự án, có nhiều vấn đề xảy ra, BA giỏi là người có thể sắp xếp tất cả vấn đề một cách phù hợp nhất. Không có sản phẩm nào được ra đời chuẩn xác ngay từ lần đầu, qua những yêu cầu góp ý, phản hồi của khách hàng mà cần điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn ban đầu và khả năng đáp ứng của team nội bộ. Đó là lý do vì sao BA hiện nay cần phải biết thêm các kiến thức về Agile để trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn.
– Giai đoạn thứ tư: Bàn giao, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng. BA chính là người bàn giao sản phẩm, hướng dẫn và gửi tài liệu để khách có thể sử dụng được sản phẩm của mình. Lúc này BA đóng vai trò như một người chăm sóc khách hàng, luôn giữ mối quan hệ tốt và đồng hành cùng khách.
Mỗi nghề nghiệp đều mang lại cho chúng ta những cơ hội và thách thức riêng. Trước khi quyết định bắt đầu con đường sự nghiệp nào đó, hãy hiểu để nhận biết mức độ phù hợp của mình ra sao.
BA là một ngành nghề không mới, nhưng lại được làm mới trong thời gian gần đây bởi sự cần thiết của nó trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghệ phần mềm. Cơ hội mang đến cho các BA chuyên nghiệp là rất nhiều.
Cơ hội lớn nhất mà hầu hết BA đều có thể cảm nhận được chính là các mối quan hệ. Business Analyst học ngành gì thì khi đảm nhận vị trí này cũng sẽ có cơ hội làm việc với các khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự giao tiếp, trò chuyện sẽ giúp BA nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, mở rộng kiến thức và ngày càng nâng cao giá trị của bản thân mình.
Mức thu nhập trung bình của BA được thống kê là khá cao so với mặt bằng, và BA trong ngành IT con số đó lại càng cao hơn. Theo thống kê của IIBA về mức lương của BA trên thế giới sẽ tầm 150.000.000đ/1 tháng. Điều này dễ hiểu bởi vì BA chính là người mang lại doanh số cho công ty thông qua sự tiếp xúc, đàm phán và thuyết phục khách hàng.
BA đang là nghề nghiệp xu hướng và tương lai vị trí này trong các doanh nghiệp công nghệ phần mềm còn rộng mở hơn nữa. Cơ hội mở rộng cho cả tân bình và những người đã có kinh nghiệm.
=> Xem thêm: Business analyst salary có hấp dẫn trên thị trường lao động?
Bên cạnh cơ hội, mức lương thì phải kể đến những thách thức cho vị trí này. Thách thức đầu tiên có lẽ là việc thấu hiểu được và dung hoà nhu cầu của khách hàng với khả năng đáp ứng của team nội bộ. Khách hàng luôn muốn cái nhiều nhất, tốt nhất nhưng với mức chi phí đã bỏ ra thì liệu team nội bộ có đáp ứng, nguồn lợi có xứng đáng?
Thách thức tiếp theo chính là ở vị trí đứng giữa của BA. BA vừa là người đảm bảo quyền lợi của khách, vừa là đồng nghiệp của team nội bộ yêu cầu nguồn lợi đủ, và cuối cùng có thể BA lại là người cô đơn nhất.
BA thường đi theo từng dự án, nên tính chất phải thay đổi liên tục cũng là thách thức lớn mà nhiều người mới khó có thể đáp ứng được.
=> Xem thêm: IT Business Analyst và những thách thức ít ai thấu
Tuỳ thuộc vào mỗi công ty có những yêu cầu riêng đối với vị trí BA. Business Analyst học ngành gì không quan trọng, có thể là học liên quan đến công nghệ phần mềm, những người không chuyên như học kinh doanh marketing…
Tuy nhiên thường để ứng tuyển vị trí BA thì ứng viên cần có chút hiểu biết về ngành công nghệ, nên có một vài chứng chỉ về BA. Các Business Analyst certification bạn có thể tìm đến các trường chuyên đào tạo thực hành chứng chỉ như FPT, hay có thể tìm hiểu và học tập bổ sung kiến thức IT ngay tại học viện Agile của chúng tôi với khóa học DevOps Professional
Một vị trí công việc đáng mơ ước thì đòi hỏi người đảm nhận nó sở hữu không ít tố chất rồi phải không nào? Khi đã hiểu bản chất công việc và yêu cầu của nó, bạn sẽ sẵn sàng nâng cao giá trị bản thân để phù hợp. Lúc này những thắc mắc Business Analyst học ngành gì không còn làm khó bạn, cứ làm rồi sẽ thành công.
Để công việc của Business Analyst thuận lợi, bạn cần tìm hiểu thêm các phương pháp quản lý dự án như Scrum trong mô hình Agile để đem lại sự hiệu quả, thuận lợi trong phát triển sản phẩm.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.