Ở các doanh nghiệp lớn với chi nhánh tại nhiều khu vực, để mọi máy tính kết nối, truy cập vào cơ sở dữ liệu chung, cần có giải pháp hạ tầng viễn thông, công nghệ hoàn chỉnh, chuyên nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Học Viện Agile tìm hiểu về một số giải pháp xây dựng mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh và ưu, nhược điểm của từng giải pháp.
Theo thống kê của Internet Research Group, khoảng 80% nhân sự của các công ty hiện nay đang làm việc tại chi nhánh, đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ con số này lên đến 95%. Xu hướng của các công ty hiện nay là chuyển dịch từ trụ sở chính (Datacenter) tới các chi nhánh (Branch) kéo theo nhu cầu triển khai cơ sở hạ tầng IT cho chi nhánh. Để hoạt động kinh doanh, vận hành trơn tru, hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đang chú trọng phát triển, đầu tư cho mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh. Trong một nghiên cứu năm 2018, chi phí IT cho chi nhánh hiện chiếm khoảng 33% tổng chi phí công nghệ thông tin của doanh nghiệp, với khoảng 20% server nằm tại chi nhánh.
Dưới đây là 5 giải pháp phổ biến nhất khi thiết kế, xây dựng mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh:
5 giải pháp xây dựng mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh
Giải pháp phân tán
Dịch vụ được cung cấp tại chi nhánh, nhờ vậy có tính sẵn sàng cao. Chi nhánh được trang bị server, hệ thống backup, lưu trữ và router cùng các phần mềm, ứng dụng, đường truyền WAN kết nối đến Datacenter. Tuy nhiên, giải pháp này có chi phí khá cao và cần một nhân sự của bộ phận công nghệ thông tin có mặt tại chi nhánh để vận hành hệ thống.
Giải pháp tập trung
So với giải pháp phân tán, giải pháp tập trung có chi phí thấp hơn nhiều do hạn chế được việc mua sắm thiết bị, mọi dịch vụ sẽ được Datacenter cung cấp thông qua kết nối mạng WAN. Giải pháp này còn vượt trội ở điểm chuẩn hóa công nghệ, dữ liệu quản lý tập trung tuy nhiên số lượng dịch vụ còn hạn chế, ứng dụng có hiệu năng thấp bởi phụ thuộc vào đường truyền WAN (tốc độ chậm, hay lỗi đường truyền…)
=> Xem thêm: Mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh cần yếu tố gì
Giải pháp “lai”
Giải pháp “lai” được xem là phương án kết hợp được ưu điểm của giải pháp tập trung và giải pháp phân tán. Để lên phương án thiết kế giải pháp này, kỹ sư quản trị mạng sẽ cần xem xét 4 vấn đề:
- Dịch vụ nào đặt ở Datacenter? Dịch vụ nào cần có ở chi nhánh?
- Xây dựng vai trò của Server (số lượng, chức năng…)
- Nên hợp nhất những dịch vụ nào trên cùng một server để tiết kiệm chi phí phần cứng?
- Thiết lập kết nối mạng LAN, WAN tại chi nhánh sao cho hợp lý, dễ giải quyết vấn đề về chất lượng đường truyền, chuẩn bị khả năng dự phòng khi gặp sự cố
Ngoài các mô hình trên, kỹ sư quản trị mạng có thể kết hợp một số giải pháp về công nghệ dưới đây khi xây dựng mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh.
Công nghệ điện toán đám mây
Thay vì mua, sở hữu và phải tốn chi phí bảo trì cho thiết bị, máy chủ vật lý, công ty nhiều chi nhánh vẫn có thể tiếp cận dịch vụ kết nối, lưu trữ và cơ sở dữ liệu thông qua điện toán đám mây. Ngoài tác vụ truyền thống, điện toán đám mây còn được ứng dụng vào cuộc gọi thoại, email, phân tích dữ liệu, website tương tác với khách hàng… Cộng sự dễ dàng truy cập dữ liệu mà không cần sử dụng máy tính công ty hoặc ứng dụng đăng nhập vào server. Công nghệ này cũng dễ dàng triển khai ở nhiều chi nhánh trong thời gian ngắn và đang là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp muốn tìm kiếm giải pháp công nghệ thông tin tốc độ, bảo mật, tiết kiệm chi phí.
Điện toán đám mây ứng dụng trong mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh
VPN (Mạng riêng ảo)
VPN (Virtual Private Network) là công nghệ được sử dụng bởi nhiều tập đoàn, cơ quan chính phủ để người dùng kết nối từ xa đến mạng nội bộ. Tương tự WAN, một hệ thống VPN kết nối được nhiều site và có thể dùng để mở rộng mô hình Intranet, truyền tải dữ liệu tốt hơn. Muốn kết nối vào VPN, mỗi tài khoản đều phải xác thực thông qua username, password và PIN.
Trên thực tế, tại môi trường doanh nghiệp, mô hình mạng thường kết hợp nhiều phương thức để tối ưu chi phí, đảm bảo về yêu cầu nghiệp vụ. Trước khi lắp đặt hệ thống, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị thi công, tư vấn có kinh nghiệm, từ đó thiết kế hệ thống mạng phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.
Mô hình mạng doanh nghiệp sử dụng VPN
Ngành công nghệ thông tin đang hiện diện và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Để phát triển sự nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, ngoài hiểu biết về chuyên môn, các lập trình viên, kỹ sư quản trị mạng nên trang bị thêm hiểu biết về tư duy Agile/Scrum để thích ứng tốt với môi trường làm việc tại doanh nghiệp, làm việc nhóm hiệu quả, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp và hướng tới những vị trí cao hơn.
Hiện nay, tư duy Agile đang được nhiều doanh nghiệp trong ngành Marketing, ngân hàng, sản xuất…, ứng dụng và tạo ra nhiều nhu cầu việc làm cho các nhân sự ngành công nghệ thông tin áp dụng Agile trong thực tế.
Chương trình Tư vấn và Huấn luyện chuyển đổi Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: