Tất cả các doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại và phát triển thì không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số. Khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp thì tất cả các vấn đề như cách làm việc, cách quản lý và văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự thay đổi để phù hợp. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn liệu chuyển đổi số có phù hợp với tất cả 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp hay không? Có những lưu ý gì khi chuyển đổi số trong 4 mô hình văn hóa này?
Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Theo khảo sát của công ty tư vấn Capgemini cho thấy 62% doanh nghiệp và nhân viên khẳng định văn hóa doanh nghiệp là trở ngại lớn trong cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Do văn hóa doanh nghiệp thể hiện tinh thần, mục tiêu phát triển, tiếng nói chung của công ty. Khi chuyển đổi số đó là sự thay đổi lớn thì cần xây dựng môi trường tích cực để đón nhận cái mới.
Hiện nay có 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp như: văn hóa gia đình, văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel, văn hóa tên lửa dẫn đầu, văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng. Mỗi mô hình đều có những đặc trưng riêng.
Văn hóa gia đình: đem lại sự gần gũi, thân mật như gia đình.
Văn hóa tháp Eiffel : thiên về quy tắc, nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc
Văn hóa tên lửa dẫn đầu: thiên về nhiệm vụ và phân quyền.
Văn hóa lò ấp trứng: thiên về con người và sự bình đẳng
Để việc chuyển đổi số trở nên dễ dàng thì đòi hỏi giữ nguyên nét đặc trưng này, nếu không sẽ có sự phản kháng.
=> Xem thêm: Ưu, nhược điểm của 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Mỗi một mô hình đều có những lợi thế nhất định. Do đó khi chuyển đổi số cần phát huy những ưu điểm của các mô hình này.
Ngoài việc đảm bảo sự phù hợp với 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp, việc chuyển đổi số cần phải đảm bảo sự giao tiếp và gắn kết đội ngũ.
Khi chuyển đổi số, dù doanh nghiệp bạn đang ở mô hình văn hóa nào thì phải gia tăng sự giao tiếp, bởi chuyển đổi số không phải chỉ ở cấp lãnh đạo mà toàn bộ nhân viên. Nếu không có sự kết nối, phản hồi thì sẽ không có sự triệt để trong toàn bộ máy, khiến cho chuyển đổi số nửa vời.
Rất nhiều doanh nghiệp lo sợ không thể bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số bởi ngân sách công ty không thể đầu tư nền tảng công nghệ khổng lồ.
Bài học từ các doanh nghiệp lớn đã cho thấy 75% giám đốc điều hành cho rằng họ vẫn chưa thu nhận lợi ích từ công nghệ sau khi đã đầu tư hàng nghìn tỉ đô la ( nghiên cứu của Forbes Insights). Điều này cho thấy cốt lõi của chuyển đổi số chính là nhân tố con người.
Chuyển đổi số cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được kỹ năng để tiếp nhận và ứng dụng công nghệ để vận hành hiệu quả. Hơn nữa bộ máy quản lý phải có kỹ năng quản tri chuyên nghiệp, am hiểu về chuyển đổi số một cách bài bản. Có thể nói chuyển đổi số phải toàn diện hệ thống từ trên xuống để đảm bảo hiệu quả, nếu không dễ gây tốn kém và dẫn đến thất bại cho doanh nghiệp.
Với môi trường biến động như hiện nay thì mỗi doanh nghiệp cần có sự thay đổi linh hoạt. Khái niệm linh hoạt ở đây là sự tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Nếu không doanh nghiệp sẽ không bắt nhịp kịp với tốc độ phát triển của thị trường.
Agile được biết đến là khung tư duy giúp các doanh nghiệp có thể ứng dụng mang lại hiệu quả trong chuyển đổi số. Với Agile dù bạn là mô hình nào trong 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp đều có thể ứng dụng. Đó là bởi những đặc tính mà Agile mang lại:
Đặc tính của Agile là linh hoạt trong cách làm việc. Agile mang lại sự linh hoạt trong cách làm việc của nhân viên và sự quản lý của nhà lãnh đạo.
Hầu hết một kế hoạch thường ít thay đổi khi bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên với cách làm việc của Agile chấp nhận sự thay đổi. Ngay cả trong quá trình thực hiện, nếu nhóm phát hiện ra giải pháp mang đến hiệu quả tốt hơn với phương án cũ thì họ linh hoạt thử nghiệm và chuyển đổi.
Các nhóm Agile luôn điều chỉnh sau các lần lặp lại thường xuyên, đánh giá lại hoạt động có hiệu quả không và những gì cần cải tiến. Điều này có nghĩa là mọi người đều có thời gian để mở rộng kiến thức, chia sẻ và ứng dụng cho dự án ở mỗi giai đoạn.
Chuyển đổi số không thể từ một phía mà cần phải có sự phản hồi , giao tiếp của lãnh đạo với toàn bộ nhân viên. Sự giao tiếp này mang đến sự thống nhất của toàn bộ công ty, đem lại sự xuyên suốt thông tin khi chuyển đổi số.
Với Agile sẽ giúp lãnh đạo nhìn rõ bức tranh doanh thu, từ đó biết kiểm soát chi phí, tinh gọn bộ máy, cắt giảm chi phí thừa, tối ưu hóa lợi nhuận.
Khung tư duy Agile nhờ tính linh hoạt và cải tiến liên tục sẽ giảm thiểu rủi ro khi tình huống phát sinh hoặc có những biến động thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động hơn với mọi tình huống, giảm thiểu rủi ro.
Để thành công trong chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp cần đồng bộ với tầm nhìn rõ ràng, cần giao tiếp liên tục và phản hồi với các bộ phận trong dự án. Điều này như sợi dây gắn kết các nhân viên lại với nhau để thực hiện mục tiêu và xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin quan trọng trong việc chuyển đổi số phù hợp với 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp. Để đảm bảo việc chuyển đổi số diễn ra một cách suôn sẻ, thống nhất, doanh nghiệp nên lựa chọn mô hình làm việc phù hợp với đặc tính văn hóa của doanh nghiệp mình.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.