Đứng trước những thay đổi chóng mặt của công nghệ hiện nay, đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng thích ứng. Yêu cầu chuyển đổi số được đặt ra với hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp và mô hình doanh nghiệp xã hội cũng không ngoại lệ. Với đặc điểm tổ chức và mục đích hoạt động riêng thì doanh nghiệp xã hội cần làm gì để chuyển mình thành công?
Mục lục
ToggleCác tổ chức, doanh nghiệp đứng trước yêu cầu thực hiện chuyển đổi số để đưa doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh mới. Mô hình doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì lợi nhuận nhưng vì lợi ích của khách hàng, của một bộ phận cư dân nào đó. Trước những tác động của công nghệ, môi trường, đặc biệt là tình hình dịch covid – 19 hoành hành như hiện nay thì chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu mô hình doanh nghiệp xã hội phải thực hiện.
Mục tiêu của chuyển đổi số là tạo môi trường giao tiếp thuận lợi nhất giữa tổ chức và khách hàng, tận dụng tốt mọi nguồn lực để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vì thế mà doanh nghiệp xã hội sẽ không nằm ngoài vòng ảnh hưởng này, bắt buộc phải nhìn thẳng vấn đề và tìm hướng đi phù hợp.
=> Xem thêm: Mô hình doanh nghiệp xã hội nên chuyển đổi số như thế nào?
Bất kể mô hình tổ chức nào, trước khi bước vào quá trình chuyển đổi số cũng cần hiểu và nắm rõ những yếu tố cốt lõi tạo nên thành công. Tư duy chuyển đổi số là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định quá trình này doanh nghiệp có thành công được hay không.
Trong hoạt động chuyển đổi số, đặc biệt là ứng dụng cho mô hình doanh nghiệp xã hội có rất nhiều vấn đề cần được làm rõ. Việc có những buổi đào tạo, tuyên truyền để đội ngũ có nhận thức đúng đắn nhất về hoạt động này rất quan trọng. Chuyển đổi số có dùng công nghệ tiên tiến cỡ nào mà tư duy về nó không đúng thì cũng vô giá trị.
Chuyển đổi là đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới với những giá trị bền vững. Trước giai đoạn đó cần đánh giá lại xem mình đang có gì, nguồn lực ra sao?. Với mục tiêu chuyển đổi được đặt ra nguồn lực có đáp ứng được không, cần thêm sự hỗ trợ hay chuẩn bị như thế nào? Tất cả câu hỏi cần được giải đáp thỏa đáng khi đó tỷ lệ chuyển đổi số thành công mới thực sự cao.
Chuyển đổi số là biến công nghệ thành trợ thủ đắc lực giúp con người phát huy tốt nhất năng lực của họ. Giải pháp tốt nhất với đối thủ chưa phải là tốt nhất với mình. Mô hình doanh nghiệp xã hội lại sở hữu những đặc điểm riêng biệt, vì thế rất cần sự xem xét để lựa chọn ra giải pháp công nghệ phù hợp nhất với yêu cầu của chính doanh nghiệp đó.
Mô hình tổ chức nhóm Agile là một trong những giải pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi bước vào giai đoạn chuyển đổi số. Ngoài những dẫn chứng về sự thành công của doanh nghiệp đã ứng dụng Agile vào mô hình quản trị, thì chính đặc điểm của Agile khiến nó trở thành giải pháp không thể thiếu trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Vận dụng tốt mô hình Agile vào những giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi số, mô hình doanh nghiệp xã hội sẽ có được tinh thần thích ứng linh hoạt. Thị trường, thị hiếu khách hàng, công nghệ luôn thay đổi không ngừng nghỉ. Tinh thần thích ứng linh hoạt mà Agile mang tới cho đội ngũ sẽ có giá trị rất lớn. Luôn sẵn sàng thay đổi, tư duy mở để đón nhận yêu cầu của thị trường thay vì phản ứng lại. Nắm bắt được điều này doanh nghiệp sẽ có được thêm những giá trị bền vững.
Yêu cầu của Agile là hoạt động theo từng giai đoạn. Tức là trong chiến dịch chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp xã hội dài hạn, doanh nghiệp sẽ cần lên kế hoạch ngắn hạn. Đáp ứng thay đổi thị trường và đồng thời nhìn thấy được những giá trị đội ngũ đạt được trong từng giai đoạn. Vừa tận dụng giá trị thúc đẩy hoạt động chung của doanh nghiệp, vừa tạo tinh thần khích lệ đội ngũ tiếp tục đồng hành.
Rủi ro trong ngành công nghệ luôn thường trực, hiểu được điều này mà mô hình tổ chức nhóm Agile đã đưa ra giải pháp để tổ chức công nghệ thích ứng tốt nhất. Với tinh thần này, ứng dụng vào chuyển đổi số, Agile sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát tốt các rủi ro từ thị trường, từ thay đổi công nghệ, từ đối thủ cạnh tranh. Chia nhỏ giai đoạn, luôn có sự phản hồi tương tác, thông tin được chia sẻ tạo điều kiện tốt nhất để đội ngũ kiểm soát các vấn đề phát sinh, không chỉ là rủi ro.
Tinh thần Agile mang tới cho doanh nghiệp là sự gắn kết. Trong mô hình doanh nghiệp xã hội, yêu cầu khi ứng dụng Agile là gia tăng sự tương tác giữa các bộ phận, phản hồi theo từng giai đoạn, chia sẻ thông tin trong phạm vi. Những điều này sẽ tác động gắn kết các bộ phận với nhau. Đồng thời góp phần giúp lãnh đạo khai thác tối đa năng lực của mỗi bộ phận.
Có thể thế, mô hình doanh nghiệp xã hội với sức mạnh của mô hình Agile sẽ tạo nên sự chuyển mình ngoạn mục. Giá trị doanh nghiệp có được sẽ có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng. Hiểu được bản chất và ứng dụng giải pháp linh hoạt, doanh nghiệp chắc chắn đạt được những thành công nhất định. Hy vọng bài viết trên của Học Viện Agile có thể giúp ích cho bạn
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.