Vinamilk là một doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam với nguồn lực lớn, đã chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành thực phẩm ở Việt Nam. Để duy trì tốc độ phát triển và tạo thêm động lực cho quá trình chuyển đổi số, chính Vinamilk đã có sự chuyển mình lớn. Trong đó có sự chuyển đổi về mô hình văn hóa doanh nghiệp Vinamilk đáng được chú ý và các doanh nghiệp có thể học hỏi để áp dụng cho văn hoá doanh nghiệp.
Mô hình văn hoá doanh nghiệp trước chuyển đổi của Vinamilk
Với một tổ chức có quy mô lớn và có sức ảnh hưởng tới thị trường, Vinamilk không chỉ quan tâm đến những quy trình sản xuất, quá trình vận hành doanh nghiệp mà còn chính là văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo Vinamilk hiểu rõ vai trò của nét riêng văn hoá đối với đội ngũ nhân sự, đối với sự phát triển bền vững của công ty.
Ba cấp độ trong văn hoá doanh nghiệp Vinamilk
Lãnh đạo của Vinamilk đã xây dựng rõ ràng các giá trị đi kèm chính sách dành riêng cho nhân viên làm việc trong môi trường của công ty. Từ những nhân viên bộ phận văn phòng, nhà máy cho đến nông trường đều được khuyến khích làm việc theo tinh thần của Vinamilk. Dễ nhìn thấy là thái độ và tinh thần rất riêng của đội ngũ.
Ba cấp độ được nhất quán:
- Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp, tinh thần được nêu cao: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt trội nhất cho các cổ đông, trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên của Vinamilk.
- Đối với nhân viên, cấp độ văn hoá được thể hiện rằng: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên trong công ty. Vinamilk sẽ tạo cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để có thể phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”
- Đối với khách hàng của Vinamilk sẽ được đón tiếp theo tinh thần: “Vinamilk cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk cam kết về chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả luôn cạnh tranh và trung thực với mọi giao dịch.”
=> Xem thêm: 3 cấp độ trong mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk tác động tới nhận thức của nhân viên
Phân tích mô hình văn hoá doanh nghiệp Vinamilk, chúng ta thấy được sự quyết liệt và nhất quán trong việc áp dụng văn hoá doanh nghiệp. Về mặt vật lý, Vinamilk cho sơn các hệ thống nhà máy và cơ quan làm việc với hai màu xanh, trắng đặc trưng. Từ hình ảnh, màu sắc trên logo cho đến nhãn hiệu, đồng phục hay khẩu hiệu của công ty đều có sự đồng nhất.
Sự quyết liệt này có sức ảnh hưởng tới tinh thần làm việc, thái độ và nhận thức của nhân viên. Hiểu được tinh thần doanh nghiệp đề ra, nhân viên Vinamilk luôn có được sự nghiêm túc trong quá trình làm việc, tác phong gọn gàng sạch sẽ và luôn đến công ty với tinh thần nhiệt huyết nhất.
Văn hoá doanh nghiệp Vinamilk với 6 nguyên tắc và 7 hành vi lãnh đạo
Vinamilk trải qua thời gian hình thành và phát triển, tạo được vị trí đứng trong thị trường, thời gian gần đây đã bổ sung một sứ giả văn hoá doanh nghiệp có tên là Hoa Tiêu. Điều này càng chứng tỏ vai trò của yếu tố văn hoá trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp.
Sứ giả văn hoá doanh nghiệp này có sức mạnh định hướng, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên, lan toả sức mạnh tới toàn hoạt động của Vinamilk để cùng đồng lòng hướng tới mục tiêu lớn hơn. Với tinh thần đồng lòng, hiểu về tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp này, không chỉ Vinamilk mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ thành công trong hoạt động kinh doanh bền vững và đặc biệt là thực hiện chuyển đổi số thành công. Vì cốt lõi của hoạt động chuyển đổi số thành công vẫn là chuyển đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ nhân sự.
Sau nguyên tắc văn hoá của doanh nghiệp Vinamilk: trách nhiệm, hướng kết quả, sáng tạo và chủ động, hợp tác, chính trực, xuất sắc.
Bảy hành vi lãnh đạo được nêu ra: làm việc có KPIs, kế hoạch và báo cáo; cần quan tâm và động viên đúng lúc, phải quan sát năng lực và đào tạo ngay khi cần; tạo ra một môi trường tốt và kết nối hiệu quả cả bên trong và bên ngoài Khối/Phòng; cần phải biết “tán xương”- đưa hướng dẫn, không được phép làm thay; luôn là “người lớn” trong mọi hành xử; luôn là huynh trưởng và là người phục vụ.
7 hành vi lãnh đạo trong mô hình văn hóa doanh nghiệp Vinamilk
Chuyển đổi số bắt đầu từ mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Facebook, Google đã áp dụng và thành công với Agile. Tại Việt Nam, các tập đoàn như Viettel, FPT, VNG hay CMC đều đã và đang ứng dụng Agile để hỗ trợ tốt nhất cho công tác chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp, và chính đội ngũ nhân sự được hưởng những lợi ích tốt nhất từ Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Theo quan điểm của người sáng lập ra Agile/Scrum, mục đích khi sử dụng Agile vào mô hình doanh nghiệp chính là thay đổi tư duy của đội ngũ nhân sự. Từ những sự tiến bộ trong nhận thức sẽ tạo nên một bộ phận nhân sự chất lượng, sẵn sàng đổi mới sẵn sàng cống hiến cho công ty.
Từ mô hình văn hóa doanh nghiệp Vinamilk trước tình hình chuyển đổi số có thể thấy được tính thiết thực của quá trình này. Đừng chần chừ, đừng để doanh nghiệp của mình đứng ngoài dòng chảy của thị trường, thay đổi để đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: