Ngành

SẢN XUẤT

 

Tổng quan về Ngành Sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là động lực chính của quá trình công nghiệp hóa nhưng rất nhạy cảm với sự biến động của chuỗi cung ứng, phụ thuộc vào nguồn nhân công và chi phí ban đầu rất lớn.

Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự tham gia của nhiều đối thủ trong và ngoài nước.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng, yêu cầu cao về chất lượng, giá cả, tính linh hoạt,...

Chi phí sản xuất cao do giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí logistics,...

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Chuyển đổi Agile giúp Doanh nghiệp Sản xuất

Giải pháp của Học viện Agile

Quy trình chuyển đổi Agile theo giai đoạn

Thời gian triển khai tùy thuộc vào thực tế tại doanh nghiệp, có thể được thiết kế theo lộ trình 1 quý đến 2 năm, bao gồm:

 
 

Giảng viên của Chúng tôi

Trần Thị Thu Hà

Nguyên Giám đốc nhà máy Colgate - Palmolive

24 năm kinh nghiệm quản lý trong đa lĩnh vực về sản xuất và thương mại. Thiết kế lại nhiều quy trình của tổ chức để chuyển đổi số linh hoạt trong lĩnh vực non-IT. Kiến thức đa dạng về Tài chính, Tiếp thị, Phát triển khách hàng, Dịch vụ khách hàng & Hậu cần và Nhân sự.

Phạm Anh Đới

Chủ tịch Học viện Agile, Chủ tịch Trường Quản Trị Hiếu Liêm

Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi Agile tại Việt Nam. Thành viên Ban điều hành Agile Vietnam, đồng tác giả cuốn sách “Cẩm nang Scrum” - một trong những cuốn sách Agile đầu tiên tại Việt Nam.

Với vai trò tư vấn chuyển đổi Agile, ông đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp lớn dịch truyển để linh hoạt, sáng tạo và định hướng khách hàng và thị trường như: Techcombank, MSB, BIDV, Viettel, VNPT, Bravestars, Amanotes, GMO, Vua Nệm, Colgate, Karofi, Vinatex...

Nguyễn Thế Nghị

Agile Coach, Học viện Agile

Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm với tư cách Scrum Master, Product Owner, Agile Coach, ông đã giúp hàng trăm người và nhiều đội nhóm, công ty chuyển đổi Agile thành công như: Colgate, Athena South Telecom, Logivan, Somotsoft,…

Nguyễn Minh Phúc

Agile Coach, Học viện Agile

Hơn 10 năm làm quản trị dự án phát triển phần mềm; Coaching Agile trên 50 dự án phần mềm bao gồm nhiều dự án với độ phức tạp cao với thời lượng kéo dài (trên 2 năm). Đào tạo và huấn luyện nhiều quản lý trong ngân hàng về Agile như: SeABank, PVcomBank, SHB, OCB, MSB. Có kinh nghiệm đào tạo Agile cho đa ngành: công nghệ, tài chính ngân hàng, game, sản xuất.

Case study thực tế trong Chuyển đổi Agile

det may

Bàn giao đơn hàng trong vòng 30 ngày - Công ty dệt may


A/ Bối cảnh:

- Quy trình chọn mẫu mất 45 ngày, chưa tính sản xuất -> 1 đơn hàng làm tối thiểu mất 6 tháng

- Khi thực hiện bị mất thời gian giữa các khâu, đặc biệt là thường xuyên phải chờ đặt nguyên liệu và linh kiện

- Lãnh đạo thường xuyên phải chỉ đạo sát sao, nhắc việc thường xuyên để tránh sai sót

- Nhân viên bị động và không bao giờ cải tiến cách làm việc, việc gì cũng phải xin ý kiến chỉ đạo

- Hiện nay có rất nhiều người livestream bán hàng qua các nền tảng Facebook, Tiktok

- Họ có nhu cầu cần sản xuất nhanh với những đơn hàng nhỏ (cỡ 1000 chiếc)

- Thị hiếu thay đổi thường xuyên để bắt kịp với nhu cầu khách hàng

B/ Áp dụng:

- Vẽ ra luồng giá trị và phát hiện ra nhiều lãng phí .

+ Việc chốt loại vải, nguyên liệu, thiết kế phải làm đi làm lại nhiều lần. Giải pháp là chuẩn bị trước 1 số mẫu vải, nguyên liệu sẵn có để khách hàng lựa chọn

+ Sau khi chốt được mẫu thiết kế, thường phải chờ 20 ngày để order nguyên vật liệu. Giải pháp là stock sẵn vải trong kho, đủ để đáp ứng cho đơn hàng nhỏ & nhanh

+ Khi sản xuất ở mỗi bước phải giải thích lại yêu cầu. Giải pháp là đồng bộ thông tin trước khi thực hiện, giao ban hàng ngày tháo gỡ khó khan, cải tiến liên tục

+ Mất thời gian cho việc xin ý kiến chỉ đạo, báo cáo gây chậm trễ trong quá trình giao hàng. Giải pháp là cắt bớt các báo cáo thủ công, quy trình lãng phí không cần thiết

C/ Kết quả:

- Rút xuống bàn giao đơn hàng phổ thông (1000 chiếc) trong vòng 30 ngày phù hợp với đội bán hàng online qua các kênh như TikTok, Facebook.

- Thời điểm Covid xảy ra, doanh nghiệp ngay lập tức chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất khẩu trang 2 lớp, vì thế doanh nghiệp không phải cắt giảm nhân sự.

may loc

Rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm - Máy lọc nước để bàn


A/ Bối cảnh:

- Phát triển sản phẩm rất lâu, phiên bản đầu tiên ra thị trường mất 1 năm

- Tiêu chuẩn các phòng khác nhau

+ Thiết kế công nghiệp: đẹp hay không đẹp (vẽ nhưng không có thực tế)

+ Cơ khí: cứng cáp hay không (đúc 1 khuôn cơ khí tốn khoảng 1 tỷ trong 1 tháng)

+ Thử nghiệm: lắp đặt có tiện lợi và có lỗi hay không, có vấn đề thì claim cho chủ tịch thông qua thư ký

- Vấn đề cộng tác:

+ Rất khó chẻ yêu cầu và khó cộng tác giữa các phòng ban

+ Sửa nhiều trong quá trình thực hiện

B/ Áp dụng:

- Lên yêu cầu và kế hoạch phát hành

- Xây dựng Product Backlog

- Bẻ nhỏ và thống nhất về tính năng:

Ví dụ:

- Đun nước nóng, Đun nước lạnh, Số vòi, Số & loại lõi lọc, Lượng nước ít nhất

- Bẻ nhỏ và thống nhất yêu cầu phi tính năng: Kiểu dáng tổng thể, Kiểu dáng của từng thành phần, An toàn, Hiệu năng, Tiêu chuẩn công nghiệp, Mức độ chống xước, Tốc độ lọc, Tốc độ đun nước, Tiếng ồn

- Định nghĩa Hoàn thành: Có bản mẫu, Đã kiểm nghiệm

Các doanh nghiệp đã đồng hành cùng với chúng tôi

Khám phá các Ngành khác của Chúng tôi

 

Liên hệ với chúng tôi để nhận ngay giải pháp tư vấn toàn diện cho doanh nghiệp của bạn!