Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những rủi ro. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần lường trước để chuẩn bị cho mình kế hoạch quản lý rủi ro nhằm kiểm soát tối đa và không bị tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty mình.
Vậy việc quản lý rủi ro cần có những lưu ý gì? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Theo Wikipedia, quản lý rủi ro là việc xác nhận, đánh giá và ưu tiên hóa rủi ro. Sau đấy là áp dụng một cách hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực nhân sự và tài chính để giảm thiểu thiệt hại một cách tối đa.
Mục tiêu của việc này là đảm bảo các phát sinh không làm ảnh hưởng gì đến mục tiêu kinh doanh của công ty.
Việc xây dựng kế hoạch quản lý không những giúp các hoạt động kinh doanh đảm bảo đi đúng hướng mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội mới trong thị trường cạnh tranh.
Việc quản lý rủi ro sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm ảnh hưởng tiêu cực của các vấn đề phát sinh lên hoạt động kinh doanh của công ty. Có thể điểm qua những lợi ích của quản lý rủi ro mang lại như sau:
Những rủi ro rất khó để lường trước, khó phát hiện vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải chuẩn bị kế hoạch quản lý rủi ro. Khi xây dựng kế hoạch cần triển khai quy trình bài bản, chi tiết với những bước như sau:
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong việc thiết lập kế hoạch bởi sẽ giúp doanh nghiệp khoanh vùng được phạm vi vấn đề dễ dẫn đến nguy cơ rủi ro, tập trung nguồn lực và đưa ra phương án để giải quyết đảm bảo, phù hợp, nhanh chóng.
Để xác định chính xác phạm vi rủi ro, doanh nghiệp cần nhìn một cách thực tế, khách quan nhất và sử dụng những phương pháp khoa học, có tính thống kê nhất định để việc quản lý hiệu quả.
Thông thường rủi ro gồm những vấn đề, đối tượng phát sinh đem lại những bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Khi nhận dạng các rủi ro doanh nghiệp cần xem xét kỹ để biết chính xác yếu tố nào cản trở việc triển khai của doanh nghiệp. Thông thường những vấn đề có thể bắt nguồn từ các vấn đề về pháp luật, xã hội, chính trị,…cũng có thể do nguyên nhân chủ quan như bộ máy quản lý, đội ngũ triển khai,…
Việc nhận diện không chỉ cần chính xác mà còn cần đầy đủ. Càng nhận diện rủi ro nhiều sẽ có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Sau khi nhận diện các rủi ro thì đòi hỏi phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro như thế nào. Người làm plan cần căn cứ yếu tố như: Xác suất xảy ra rủi ro thế nào và hậu quả phát sinh rủi ro là gì.
Khi đã đưa đầy đủ các rủi ro, doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp với các cấp độ để có thể tránh, giảm thiểu, kiềm chế và chuyển giao rủi ro. Với mỗi loại rủi ro khác nhau, nhà quản lý sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp để xử lý.
Khi đưa ra giải pháp để quản lý cần đánh giá những lợi ích và những rủi ro mà có thể doanh nghiệp gặp phải.
Khi đã có đầy đủ những yếu tố trên, người lập kế hoạch có thể bắt đầu xây dựng và triển khai một cách bài bản. Trong kế hoạch đó cần đảm bảo người chịu trách nhiệm, người quản lý và thời gian dự định hoàn thành như thé nào. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu thì sẽ đảm bảo việc thành công khi thực hiện.
Khi thực hiện kế hoạch, đòi hỏi phải kiểm soát đánh tình hình và báo cáo tiến độ, nắm bắt các vấn đề phát sinh và điều chỉnh kịp thời. Đây chính là yếu tố quan trong giúp doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch quản lý rủi ro hoàn thiện hơn.
=> Xem thêm: Tiến độ dự án và bài toán chi phí cho doanh nghiệp
Không nên sử dụng kết quả trong quá khứ để đưa ra quyết định trong hiện tại. Theo nghiên cứu cho thấy không có sự liên hệ giữa biến cố trong quá khứ và rủi ro hiện tại, dù chúng có cùng điều kiện, đối tượng nhưng cách xử lý cần phải khác nhau vì thị trường biến động không ngừng. Do đó không nên căn cứ vào quá khứ để quyết định hiện tại.
Bạn nên căn cứ vào những lời khuyên “không nên” hơn là lời khuyên “nên”. Những lời cảnh báo sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro.
Nên ứng dụng mô hình quản lý thông minh để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Mô hình Agile là một trong những giải pháp được các tập đoàn công nghệ tiên tiến trên thế giới áp dụng. Với tính chất linh hoạt, cải tiến liên tục nên doanh nghiệp sẽ phát hiện rủi ro và có những biện pháp kịp thời xử lý. Khi ứng dụng mô hình Agile sẽ đảm bảo tiết kiệm chi phí khi giải quyết các rủi ro không đáng có.
Để giúp nhà quản lý dự án quản lý rủi ro, chi phí và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả, Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Khóa học được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Khóa học được thiết kế dành cho:
Khóa học sẽ giúp bạn:
Trên đây là những thông tin cần thiết để doanh nghiệp có thể quản lý rủi ro cho công ty mình. Để hạn chế những nguy cơ, người đứng đầu nên có những mô hình tiên tiến trong suốt hoạt động của doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.