Scrum là một framework được phát triển bởi Ken Schwaber và Jeff Sutherland, được ứng dụng rất rộng rãi không chỉ trong ngành phát triển phần mềm. Scrum Guide hay tài liệu “Hướng dẫn Scrum” được cho là tài liệu chính thống duy nhất mô tả định nghĩa và hướng dẫn thực hành Scrum do chính 2 tác giả phát triển và duy trì.
Mục lục
TogglePhiên bản đầu tiên của Scrum Guide được 2 tác giả viết vào năm 2010 với mục đích giúp mọi người trên toàn thế giới hiểu về Scrum. Từ đó, hướng dẫn này liên tục được phát triển thông qua các bản cập nhật nhỏ và thiết thực.
Scrum Guide bao gồm định nghĩa về Scrum. Mỗi một thành phần được mô tả trong Scrum Guide đều phục vụ một mục đích cụ thể đối với giá trị tổng thể và những kết quả đạt được với Scrum. Việc thay đổi thiết kế, ý tưởng cốt lõi hay việc loại bỏ các yếu tố, không tuân thủ các quy tắc được nêu trong Scrum Guide, sẽ chỉ làm cho các vấn đề bị che đậy và hạn chế lợi ích của Scrum, thậm chí có thể khiến nó trở nên vô dụng.
Việc tuân thủ các giá trị và nguyên tắc, yếu tố cốt lõi được mô tả trong Scrum Guide là rất quan trọng. Tuy nhiên, Scrum không phải là một khung làm việc cứng ngắc mà có không gian linh hoạt cho việc tùy biến, triển khai theo các khuôn mẫu hoặc quy trình đặc thù tại từng tổ chức. Những thực hành cụ thể đó sẽ không nằm trong phạm vi mô tả của Scrum Guide vì chúng rất đa dạng và phụ thuộc vào ngữ cảnh.
Tài liệu Scrum Guide hiện tại đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Học viện Agile đã biên soạn và chuyển ngữ thành công nội dung Scrum Guide để các bạn có thể tham khảo chi tiết.
=> Link tải sách miễn phí TẠI ĐÂY
Vào năm 2020, 2 nhà đồng sáng lập Scrum đã cập nhật lại tài liệu Scrum Guide, trong đó có một số thay đổi đáng kể so với bản 2017 như sau:
Scrum Guide qua nhiều năm trở nên mang tính quy tắc. Phiên bản 2020 nhằm đưa Scrum trở về là một cơ cấu tổ chức công việc tối giản và hiệu quả bằng cách bỏ đi hoặc làm nhẹ những ngôn ngữ mang tính quy tắc. Ví dụ như bỏ đi ba câu hỏi trong Daily Scrum, làm nhẹ ngôn ngữ về các thuộc tính của PBI (ND: Các hạng mục trong Product Backlog), làm nhẹ ngôn ngữ về việc đưa các hạng mục từ Retrospective vào Sprint Backlog, rút ngắn phần huỷ bỏ Sprint…
Mục tiêu là để loại bỏ khái niệm nhóm con bên trong nhóm Scrum, làm dẫn đến cách làm việc có phần tách biệt giữa Product Owner và Dev Team. Với Scrum Guide 2020, chỉ có một nhóm Scrum tập trung vào mục tiêu chung với ba vai trò Product Owner, Scrum Master và các Nhóm phát triển.
Scrum Guide 2020 giới thiệu khái niệm Product Goal để hướng sự tập trung của nhóm Scrum vào mục tiêu giá trị lớn hơn. Mỗi Sprint phải đưa sản phẩm tiến tới gần hơn mục tiêu chung đó là Product Goal.
Các hướng dẫn Scrum trước mô tả Sprint Goal và Định Nghĩa Hoàn Thành mà không thực sự gắn chúng với các tạo tác. Với việc thêm vào khái niệm Product Goal, phiên bản 2020 làm rõ vấn đề này. Ba tạo tác trong Scrum bao gồm Product Backlog, Sprint Backlog và Incremental giờ đã bao gồm “những ràng buộc”. Đối với Product Backlog là Product Goal, đối với Sprint Backlog là Sprint Goal và đối với Increment là Định nghĩa hoàn thành.. Chúng tồn tại để mang lại tính minh bạch và tập trung vào quá trình của mỗi tạo tác.
Các phiên bản Scrum Guide trước nói đến Development Teams như là một đội tự tổ chức, chọn ra ai và làm thế nào để thực hiện công việc. Với việc tập trung hơn vào nhóm Scrum, phiên bản 2020 nhấn mạnh nhóm Scrum là đội tự quản, tự chọn ra ai, làm thế nào và những gì cần thực hiện.
Bổ sung vào các chủ đề “What” và “How”, Scrum Guide 2020 nhấn mạnh thêm chủ đề thứ ba, “Why”, liên quan tới Sprint Goal.
Scrum Guide 2020 chú trọng vào việc loại bỏ những câu chữ dư thừa và phức tạp cũng như xoá bỏ những suy luận từ giới IT còn sót lại (ví dụ như kiểm thử, hệ thống, thiết kế, yêu cầu, v.v…). Scrum Guide giờ chỉ còn ít hơn 13 trang.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.