Bạn có phải là một Scrum Master và đã sẵn sàng cho những bước tiếp theo để trở thành một Huấn luyện viên Agile (Agile Coach)? Bạn có cần một Huấn luyện viên Agile giúp đỡ trong việc thay đổi mang tính tổ chức trong khi Scrum Master tập trung vào các Nhóm Scrum? Bạn có kinh nghiệm làm Scrum Master và muốn trở thành một chuyên gia huấn luyện Agile sau một khoá học 3 ngày? Bạn đã từng có ý định thay đổi chức vụ của mình sang thành “Huấn luyện viên Agile” để đạt được mức lương cao hơn không?
Những nhận định này minh hoạ cho hiểu lầm ngày hôm nay chúng ta sẽ khám phá; ý tưởng về việc Scrum Master chính là Huấn luyện viên Agile mới vào nghề (Junior Agile Coach). Hoặc đơn giản hơn, Huấn luyện viên Agile có xu hướng giải quyết các vấn đề về tổ chức lớn hơn, trong khi Scrum Master tập trung nhiều vào các Nhóm Scrum. Chúng tôi đã theo đuổi việc giải thích hiểu lầm này trong nhiều năm. Trong quá trình đó chúng tôi đã xem xét rất nhiều yếu tố. Chúng tôi đã viết một số bài báo, thuyết trình ở các hội thảo, cung cấp các buổi workshop (hội thảo) và facilitated workshop (hội thảo thống nhất ý kiến); tất cả đều nhằm giải thích về mục đích của Scrum Master. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ quan điểm của mình về chủ đề này và đưa ra lí do tại sao hiểu lầm này cần được giải thích rõ ràng.
Hiểu lầm này liên quan tới một số lý do sau:
Hiểu lầm này dẫn tới những ranh giới được tạo ra giữa các Scrum Master và các Huấn luyện viên Agile. Scrum Master chỉ “được phép” làm việc trong khuôn khổ nhóm. Do đó sẽ gây khó khăn trong việc tạo ra văn hoá Scrum thân thiện, những thay đổi cần cho việc áp dụng Scrum thành công từ đó cũng giảm đi. Huấn luyện viên Agile được trông đợi sẽ thực thi những thay đổi mang tính tổ chức cần thiết, nhưng lại thất bại bởi kinh nghiệm có hạn và không biết cách xử lý các thay đổi quản lý từ trong ra ngoài.
Hiểu lầm ngày hôm nay khá dễ dàng để giải mã và chỉ yêu cầu bạn đọc kĩ Hướng dẫn Scrum. Như những trường hợp hiểu lầm mà chúng tôi đã chỉ ra từ trước tới giờ. Trong Hướng dẫn Scrum đã đưa ra một mô tả rất rõ ràng về những việc mà Scrum Master tạo ra cho Nhóm Phát triển, Product Owner và toàn bộ tổ chức. Điều này bao gồm việc huấn luyện Nhóm Phát triển để trở thành nhóm tự tổ chức và liên chức năng, giúp đỡ Product Owner tìm kiếm các kĩ thuật quản lý Product Backlog hiệu quả, hỗ trợ tổ chức trong việc chuyển giao các sản phẩm có giá trị cao thông qua quá trình thực nghiệm Scrum. Để điều này diễn ra, Scrum Master làm việc cùng với các Scrum Master, Product Owner cũng như những người khác trong tổ chức.
Một góc nhìn hữu ích khác về vai trò của Scrum Master được giới thiệu trong tài liệu “8 “chiếc mũ” của Scrum Master”. Trong đó mô tả những trọng trách khác nhau của Scrum Master trong 8 “chiếc mũ” hay vị trí công việc được liên kết khá chặt chẽ với Hướng dẫn Scrum.
Scrum Master là …
Các Scrum Master nên nhận thức các vị trí/vai trò trên cũng như sự đa dạng của các vị trí này. Họ nên biết khi nào và làm thế nào để áp dụng chúng, phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau. Nhưng mục tiêu của tất cả vị trí này là giúp mọi người hiểu được tinh thần của Scrum.
“Một Scrum Master giỏi giúp cho Nhóm Scrum sống sót trong văn hoá của một tổ chức. Một Scrum Master giỏi giúp thay đổi văn hoá, do vậy các Nhóm Scrum có thể lớn mạnh.”- Geoff Watts.
Cả Hướng dẫn Scrum và “8 vai trò của Scrum Master” đều cho ta biết về những thử thách của một Scrum Master.
Là một Scrum Master nghĩa là phải đối diện với những thức thách khó khăn đó và ảnh hưởng văn hoá tổ chức theo một cách mà…
Việc tạo ra môi trường Scrum thân thiện sẽ phụ thuộc vào Scrum Master. Thật may mắn là Scrum Master đang ở vị trí hoàn hảo để thực hiện công việc này bởi anh/cô ấy có thể thay đổi từ trong ra ngoài.
Là một phần của Nhóm Scrum, Scrum Master biết chính xác những điều cần được thay đổi và tại sao việc thay đổi này là cần thiết. Họ giúp các nhóm tìm ra các trở ngại đang kéo họ lại, và những cách thức mà nhóm có thể chuyển giao nhiều giá trị hơn với Scrum. Vị trí này cũng hoàn hảo cho họ để làm việc với bộ phận nhân sự để tìm ra các hoạt động phù hợp hơn với Scrum. Hoặc giúp bộ phận bán hàng chuyển đổi các hợp đồng với “giá cố định/ quy mô cố định” sang các hợp đồng Agile thân thiện hơn. Hoặc nhằm gia tăng sự hợp tác giữa các Nhóm Scrum và các bên liên quan. Làm việc với các Scrum Master khác, họ sẽ thúc đẩy các thay đổi mang tính tổ chức cần thiết, bằng cách ảnh hưởng lên hệ thống từ trong ra ngoài. Từ góc nhìn của Nhóm Scrum, Scrum Master thực sự là một “Nhà Hỗ trợ Thay đổi”.
“Các cơ hội của việc áp dụng Scrum thành công sẽ gia tăng nhanh chóng khi bạn coi Scrum Master như là những Nhà Hỗ trợ Thay đổi từ trong ra ngoài!”
Khi các tổ chức lựa chọn thực hiện quy trình thực nghiệm lớn với Scrum thì gần như không cần sự có mặt của các Huấn luyện viên Agile. Thay vào đó, Scrum Master nên có mặt và hỗ trợ nhằm thúc đẩy quy trình thực nghiệm trên mọi cấp bậc trong tổ chức. Nếu họ có thể, và nếu họ làm điều đó, không có một vai trò nào khác là cần thiết để giúp các tổ chức tạo ra các kết quả có giá trị với Scrum.
“Khi các tổ chức chọn làm việc với Scrum, họ gần như không cần phải có các Huấn luyện viên Agile.”
Không, bạn không nên. Bằng cách giải thích kĩ lưỡng hiểu lầm rằng Scrum Master là “Huấn luyện viên Agile cấp thấp”, chúng tôi không đánh đồng với việc Huấn luyện viên Agile không có giá trị. Chúng tôi nói rằng sự cần thiết của các Huấn luyện viên Agile sẽ giảm đi đáng kể khi các Scrum Master được phép thể hiện vai trò vốn có của mình. Chúng tôi cũng muốn nói rằng, sự khác biệt liên quan tới thứ bậc mà chúng ta hay thấy giữa các Huấn luyện viên Agile và Scrum Master đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về Scrum.
Trong khi Scrum Master sử dụng cách tiếp cận “từ trong ra ngoài”, thì Huấn luyện viên Agile sử dụng lối tiếp cận “từ ngoài vào trong”. Hiển nhiên chúng ta sẽ thích cách tiếp cận đầu tiên khi thực hiện thay đổi tổ chức. Nhưng cả hai cách đều thêm giá trị cho tổ chức dưới góc nhìn thay đổi thuộc tổ chức. Chúng chỉ khác về góc nhìn trong cách tạo ra môi trường Scrum thân thiện (nếu đó là mục tiêu của Huấn luyện viên Agile).
Sử dụng phương pháp từ ngoài vào trong chắc chắn sẽ hiệu quả, nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng nhiều Huấn luyện viên Agile (bên ngoài) thường đưa ra ít giá trị hơn khi thực hiện cách này. Họ khá bất lực để ảnh hưởng lên các thay đổi, và chỉ hiểu biết bề nổi của công việc bên trong Nhóm Scrum (nơi các giá trị được tạo ra). Họ không phải là một phần của nhóm, thiếu sự hỗ trợ cần thiết từ ban quản lý và không có kiểu kinh nghiệm cần thiết để thúc đẩy thay đổi từ “Ngoài vào trong”.
Hơn nữa, nhiều Huấn luyện viên Agile hầu như ít có kinh nghiệm với Scrum hoặc làm Scrum Master. Nhưng việc huấn luyện Scrum Master thường xuyên là công việc hằng ngày của họ.
“Thực tế là, hầu hết Huấn luyện viên Agile là các Scrum Master non tay nghề”
Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi dành cho các tổ chức là:
Scrum không chỉ là một khung làm việc để cải thiện năng lực tổ chức và tạo ra nơi làm việc gắn kết mọi người cùng với các bên liên quan để tạo ra các sản phẩm tuyệt vời. Như Geoff Watts mô tả “Scrum có mục đích điều khiển năng lượng của các nhóm gắn kết, tự chủ và tự tổ chức – những người có trách nhiệm chuyển giao và hợp tác trực tiếp với khách hàng”.
“Scrum bản thân không chỉ là một mục tiêu. Dù bạn chọn bất cứ loại Khung làm việc hoặc Phương pháp nào, bạn sẽ luôn phải có sự thay đổi liên quan tới tổ chức. Những ai đang ở vị trí tốt nhất để ảnh hưởng lên các thay đổi này, sẽ là một phần của nhóm đang làm việc. Họ có thể có các chức danh như Scrum Master, Kanban God, XP Dude, DevOps Guru hoặc không có chức danh gì: chúng tôi không quan tâm.
“Thay đổi tổ chức nên được thực hiện từ trong ra ngoài bởi đội ngũ thật sự thuộc về các nhóm”
Trong bài này, chúng ta đã giải mã hiểu lầm “Scrum Master là một Huấn luyện viên Agile cấp thấp”. Thay đổi hiệu quả sẽ xuất phát từ trong ra ngoài. Scrum Master là một phần của Nhóm Scrum, là vị trí tốt hơn cả để thúc đẩy thay đổi hơn là một Huấn luyện viên Agile (người ngoài). Điều này đã được mô tả trong Hướng dẫn Scrum như là vai trò của Scrum Master.
Khi các tổ chức chọn thực thi một quy trình thực nghiệm thông qua Scrum, họ sẽ không cần Huấn luyện viên Agile. Thay vào đó, các Scrum Master nên được thông qua và hỗ trợ để thúc đẩy quy trình thực nghiệm trên mọi cấp bậc trong tổ chức. Nếu họ có thể, và nếu họ thực hiện thì không có vai trò nào là cần thiết để giúp các tổ chức này tạo ra kết quả có giá trị thông qua Scrum nữa.
Bạn nghĩ gì về hiểu lầm này? Bạn có đồng ý không? Bạn đã học được những gì?
Nguồn: Scrum.org
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.