Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng và dễ dàng bắt nhịp với xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam như thế nào? Những cơ hội hay thách thức mà doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt trong quá trình chuyển đổi số là gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp rõ ràng trong bài viết dưới đây!
Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới
Có thể nói chuyển đổi số đang trở thành xu hướng toàn cầu. Chuyển đổi số đã thay đổi nhận thức của những nhà lãnh đạo từ bộ máy chính quyền của nhiều quốc gia cho đến các doanh nhân của các tập đoàn lớn và cả người quản lý của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nếu như trước đây, công nghệ chỉ dành cho các công ty lớn, tiềm lực mạnh thì giờ đây những công ty nhỏ thậm chí là Startup đều có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Theo nghiên cứu của Microsoft, chuyển đổi số đã giúp tăng trưởng GDP từ 6% năm 2017 đến 25% năm 2019 và 60% năm 2021 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, năm 2025 chuyển đổi số sẽ tác động đến GDP nước Mỹ 25%, Brazil là 35% và các nước châu Âu là 36%.
Có thể thấy tốc độ chuyển đổi số tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy vào sự phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Hiện nay, châu Âu là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, thứ hai là Mỹ và các nước châu Á.
Cũng theo khảo sát của Microsoft tại châu Á, 44% trong nhóm 615 doanh nghiệp cho biết họ đã đo lường được mức độ thành công khi áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy chuyển đổi số là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp “sống sót” trên thị trường.
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đã xác định được tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Mục tiêu được nêu rõ trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Việt Nam có kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số ở mỗi ngành tối thiểu 10%; năng suất lao động tăng tối thiểu mỗi năm 7%; thuộc nhóm top 50 quốc gia dẫn đầu về CNTT.
Thực tế, các chương trình chuyển đổi số ở Việt Nam của Chính phú đã tác động đến quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, 64% các doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ các chương trình đó, 36% đã biết đến chương trình nhưng chưa tham gia.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ hơn vào trong công cuộc số hóa bởi dịch covid lan rộng. Điều này đòi hỏi phải thực hiện việc giãn cách xã hội, bắt buộc doanh nghiệp cần ứng dụng chuyển đổi số về quản lý, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến.
Trong việc quản lý nội bộ, các doanh nghiệp đã ứng dụng chuyển đổi số tăng 19,5% so với thời điểm trước dịch Covid. Hệ thống họp trực tuyến, quản lý công việc đã được 30% doanh nghiệp ứng dụng.
Khi khảo sát về hiệu quả chuyển đổi số với doanh nghiệp, có đến 98% doanh nghiệp có sự thay đổi về hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ giảm chi phí hơn 71%, giảm thủ tục rườm rà không đáng có chiếm 61,4%; nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ chiếm 45,3%.
Chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra ở các lĩnh vực, các loại hình doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau.
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng sẽ triển khai các hệ sinh thái trên nền tảng internet, cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua các app được cài đặt trên điện thoại,…
Chuyển đổi số trong ngành vận tải với sự phát triển với dịch vụ gọi xe Grab, Be, Fastgo được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ.
Và với các ngành khác cũng đều được chuyển đổi đảm bảo tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong chuyển đổi số doanh nghiệp như: nhận thức của người quản lý, thiếu kiến thức về chuyển đổi số, chưa sẵn sàng đổi mới, thiếu nền tảng công nghệ thông tin, thiếu nguồn nhân lực, thách thức về văn hóa…
Do vậy, theo khảo sát của Bộ Công thương về sự sẵn sàng của doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ số có đến 82% ở vị trí mới bắt đầu, 61% chưa sẵn sàng, 21% doanh nghiệp có những hoạt động chuẩn bị, 16/17 ngành sẵn sàng ở mức thấp.
Điều này cho thấy để đạt được mục tiêu như định hướng của Chính phủ thì doanh nghiệp cần giải quyết triệt để các thách thức.
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam và mục tiêu trong tương lai
Những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi chuyển đổi số
Khó khăn về công nghệ
Quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy đòi hỏi trình độ cao về kỹ thuật cũng như nhân lực.
Tuy nhiên Việt Nam còn đi sau thế giới về công nghệ, chúng ta còn phụ thuộc vào công nghệ cốt lõi trong chuyển đổi số và các platform cơ bản.
Để đảm bảo việc chuyển đổi số thành công cần đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp về ngắn hạn cũng như dài hạn. Đồng thời phải có nguồn nhân lực có kỹ năng vận hành các hệ thống công nghệ mới. Nhưng thực tế doanh nghiệp Việt còn yếu và thiếu 2 yếu tố này. Mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số ở Việt Nam đang ở mức trung bình so với 141 quốc gia trên thế giới.
Khó khăn về vốn đầu tư
Quá trình chuyển đổi chuyển đổi số ở Việt Nam phải toàn diện từ việc thay đổi nhận thức, lên chiến lược phù hợp, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng, xây dựng cơ sở công nghệ số. Để thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn trên thì đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn. Đây cũng là rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo thống kê, tại Việt Nam có hơn 98,1% doanh nghiệp SME và 99% doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn. Do đó nhiều doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số ở Việt Nam là mảnh đất của các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp còn lại sẽ ưu tiên trong việc đầu tư để tăng trưởng trong thời gian ngắn hạn.
Hiện nay nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chọn chọn công nghệ “đám mây” giúp họ không phải đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng. Trong khảo sát của VCCI có đến 55,6% doanh nghiệp rào cản về tài chính khi chuyển đổi số.
Khó khăn về nhận thức của người lãnh đạo doanh nghiệp
Khi bắt đầu chuyển đổi số thì sự thay đổi đầu tiên chính là tư duy người lãnh đạo. Rồi từ đó sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi thực tế những người lãnh đạo hiện nay thường không được đào tạo bài bản về chuyển đổi số nên khó khăn trong việc triển khai. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp đã thành công trong tư duy truyền thống nên khá ngại thay đổi, bắt kịp với thời đại.
Để triển khai thành công chuyển đổi số ở Việt Nam cần có tư duy thay đổi để đưa ra chiến lược kinh doanh công nghệ số hiệu quả, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, tài chính đảm bảo và hệ thống công nghệ số. Tuy nhiên những yếu tố này vẫn là trở ngại cho các doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều lợi thế khi chuyển đổi số.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam có chỉ số hạ tầng kết nối tốt, tỷ lệ thuê băng rộng trên tổng dân số cao chiếm 82%.
Hơn nữa, chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu về chuyển đổi số nên đã đưa ra những chính sách ủng hộ cụ thể, các hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Quan trọng nhất là doanh nghiệp cần thay đổi mô hình truyền thống cứng nhắc và ứng dụng mô hình làm việc linh hoạt, chủ động, phát huy sáng tạo mỗi cá nhân.
Agile – một khung tư duy được các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới ứng dụng hiệu quả và thích ứng nhanh với môi trường biến động. Theo báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015, Agile giúp tăng tỉ lệ thành công của các dự án lên gấp ba lần so với phương pháp truyền thống.
Lợi ích của Agile trong chuyển đổi số ở Việt Nam
Có thể thấy, thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam chứa đựng cả cơ hội lẫn thách thức. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần quyết tâm hơn nữa để sẵn sàng cho sự thay đổi liên tục của thị trường. Việc thực hiện chuyển đổi số là cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp vượt qua những khó khăn của bệnh dịch và phát triển trong tương lai.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số ở Việt Nam nổi lên như là một xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp trong những năm gần đây. Trong đó, việc áp dụng mô hình Agile được ghi nhận là giúp tăng tỉ lệ thành công của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, Agile không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần triển khai Agile bài bản và đồng bộ ngay từ đầu.
Thấu hiểu những vấn đề trên, Học viện Agile đã xây dựng Khóa huấn luyện Agile cho doanh nghiệp (Agile Coaching) giúp tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào tổ chức, với 4 giai đoạn chính:
- Tư vấn lộ trình
- Tư vấn kỹ thuật
- Đào tạo
- Huấn luyện nhóm mẫu
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: