Quản lý dự án là người chịu trách nhiệm điều hành dự án từ bước lên kế hoạch đến kiểm soát tiến độ trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, việc tuyển dụng quản lý dự án trở thành bước đệm vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về cơ hội phát triển hấp dẫn trong lĩnh vực tuyển dụng quản lý dự án tại phần chia sẻ bên dưới nhé!
Tuyển dụng là quy trình nhiều giai đoạn. Để tuyển dụng thành công, quản lý dự án giữ một vai trò rất quan trọng
Người quản lý dự án tuyển dụng là người giữ vai trò xác định yêu cầu công việc. Những yêu cầu này được định hướng dựa trên: kế hoạch, thực trạng của doanh nghiệp, tiêu chuẩn công việc.…
Trong đó, tiêu chuẩn công việc là căn cứ quan trọng để xác định yêu cầu trong tuyển dụng. Từ đó, nhà quản lý sẽ xác định được chính xác chất lượng cho nguồn nhân sự cần tuyển dụng.
Dựa trên những tiêu chuẩn về công việc, người quản lý sẽ tạo ra bản mô tả công việc. Đây là một văn bản không thể thiếu khi tuyển dụng quản lý dự án. Bản mô tả này có đầy đủ các yêu cầu thiết yếu, nhiệm vụ và trách nhiệm trong công việc mà ứng viên cần phải phải có khi tham gia ứng tuyển.
Bản mô tả công việc không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn cần thiết với các ứng viên. Thông qua bản mô ta công việc, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đánh giá và đào tạo ứng viên. Còn đối với ứng viên, bản mô tả sẽ cho thấy sự tương thích giữa yêu cầu tuyển dụng và năng lực của cá nhân. Từ đó, ứng viên sẽ tự đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với công việc quản lý dự án muốn ứng tuyển.
Đánh giá ứng viên là một công việc hết sức quan trọng mà quản lý dự án tuyển dụng cần thực hiện. Kết quả đánh giá năng lực ứng viên có độ chính xác cao hay không có ảnh hưởng rất nhiều bởi kỹ năng, nghiệp của người quản lý.
Quản lý dự án là một nghề nghiệp đang rất “hot” trên thị trường tuyển dụng. Với chuyên môn đào tạo bài bản, các chuyên viên quản lý dự án sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong công việc.
Với nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam, mô hình làm việc theo dự án đang được sử dụng trong đa ngành nghề. Do đó, các nhà quản lý dự án có thêm nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp của bản thân.
Trên thực tế, quản lý dự án có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh chuyên môn trong quản lý, bạn chỉ cần trang bị thêm kiến thức có liên quan đến ngành nghề, cụ thể như:
Không chỉ có cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở, vị trí quản lý dự án còn mang đến một mức thu nhập tiềm năng. Trên thị trường tuyển dụng quản lý dự án hiện nay, mức thu nhập cho một chuyên viên giỏi không hề có giới hạn. Mức lương khởi điểm cho một chuyên viên quản lý mới dao động khoảng 6 triệu/tháng. Với kinh nghiệm càng lâu và trình độ cao, chuyên viên có thể được hưởng mức lương lương từ 50 – 60 triệu/tháng và hơn thế. Bên cạnh đó, các quản lý còn có thêm khoản thu nhập từ khoản thưởng hiệu suất, hoa hồng của dự án.
Dưới đây là quy trình 5 bước tuyển dụng quản lý dự án cơ bản:
Xác định nhu cầu tuyển dụng là bước đầu tiên trong quy trình. Người tuyển dụng sẽ dựa trên đặc điểm vị trí quản lý dự án như: kỹ năng, chuyên môn, kinh nghiệm để xây dựng yêu cầu cụ thể cho vị trí cần tuyển. Theo đó, quản lý dự án thường được tuyển dụng dựa theo những yêu cầu được thiết lập theo cách sau:
Sau khi hoàn thành yêu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng tin để tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Để tin tuyển dụng tiếp cận hiệu quả, doanh nghiệp nên đăng tin trên nhiều nguồn khác nhau:
Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất ở bước đăng tin tuyển dụng chính là bảng mô tả công việc. Nội dung của bản mô tả công việc sẽ phải gồm có đầy đủ thông tin cơ bản như:
Sàng lọc hồ sơ là bước quy trình đặc biệt quan trọng trong tuyển dụng quản lý dự án. Chọn hay loại hồ sơ ứng viên nào có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển dụng. Nếu sàng lọc hồ sơ không chặt chẽ, số lượng ứng viên phỏng vấn sẽ rất lớn gây tiêu tốn nguồn lực của doanh nghiệp. Ngược lại nếu sàng lọc có nguyên tắc cứng nhắc, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ những hồ sơ ứng viên tiềm năng.
Để việc sàng lọc hồ sơ có hiệu quả, doanh nghiệp thường lựa chọn hồ sơ thể các tiêu chí sau:
Sau khi đã sàng lọc được những hồ sơ sáng giá, doanh nghiệp sẽ thực hiện buổi phỏng vấn trực tiếp với ứng viên. Đây là buổi để các quản lý cấp cao, lãnh đạo đánh giá năng lực của ứng viên có phù hợp với vị trí quản lý dự án hay không. Tùy theo quy mô, doanh nghiệp có thể thực hiện phỏng vấn theo nhiều hình thức: thi viết, thi vấn đáp, phỏng vấn trực tiếp,…
Bước cuối cùng trong quá trình tuyển dụng quản lý dự án là lựa chọn ứng viên. Ứng viên được lựa chọn phải là người đáp ứng tốt nhất các yêu cầu công việc. Tuy nhiên, chọn được ứng viên tốt chưa chắc doanh nghiệp đã có nhân sự. Doanh nghiệp sẽ cần đàm phán về mức lương và quyền lợi để “săn về” ứng viên xuất sắc.
Quản lý dự án là một cơ hội nghề nghiệp có hướng pháp triển hấp dẫn ở đa dạng các lĩnh vực. Dưới đây sẽ là 3 cách đơn giản giúp bạn có thể lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng quản lý dự án.
Chuyên môn nghiệp vụ chính là chìa khóa thành công hàng đầu của các ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí quản lý dự án. Trong hồ sơ hay buổi phỏng vấn, ứng viên cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được thế mạnh này của bản phần. Bạn cần cho họ thấy sự phù hợp về trình độ chuyên môn của bản thân với dự án công việc đang ứng tuyển.
Quản lý dự án là một vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm. Bạn không chỉ cần nắm vững chuyên môn mà còn phải biết kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức nhân sự, phân bổ nguồn lực,… Vậy nên, việc trang bị đầy đủ kỹ năng mềm cơ bản cũng chính là cách để bản thân có được cái nhìn đánh giá tốt từ nhà tuyển dụng.
=> Xem thêm: Khóa học kỹ năng mềm và những kỹ năng cốt lõi cho quản lý
Các quản lý dự án luôn phải đối mặt với sự thay đổi, biến động không ngừng của thị trường. Việc tăng cường kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Để trở thành quản lý dự án giỏi, khóa học Quản trị dự án Agile sẽ là một gợi ý tốt nhất cho bạn trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.
Những nội dung trong khóa học Quản trị dự án Agile đều được xây dựng chuẩn hóa theo PMI – ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án với các chủ đề như: Khung sườn cho một dự án hiệu quả (Scrum Framework), Tổ chức đội dự án hiệu quả, Lập và thực thi kế hoạch, Quản lý dự án phức tạp, Quản lý rủi ro và thích ứng với tính bất định. Nội dung của khóa học sẽ hướng tới giúp học viên cải thiện và nâng cao kỹ năng cần thiết trong quản lý dự án như:
Tham gia khóa học Quản trị dự án Agile, học viên sẽ được áp dụng kiến thức đã học vào thực tế thông qua:
Những nội dung kiến thức của khóa học Quản trị dự án Agile được truyền tải theo nhiều phương pháp khác nhau. Đây đều là những cách thức đào tạo hiện đại đảm bảo học viên tiếp cận kiến thức theo một cách chủ động.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Với nhu cầu tuyển dụng quản lý dự án đang rất lớn hiện nay, nghề nghiệp này hứa hẹn sẽ tạo ra cơ hội phát triển đầy mới mẻ. Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí quản lý dự án với mức lương và quyền lợi hấp dẫn, bạn cần bổ sung kiến thức và kỹ năng đầy đủ để cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị mà bản thân có thể mang lại cho doanh nghiệp.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.