Mô hình văn hóa doanh nghiệp là hệ thống được thiết kế để đạt mục tiêu kinh tế, tương tự như tổ chức của quân đội, gia đình. Văn hóa doanh nghiệp được hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng thị trường, công nghệ, văn hóa người lao động và tầm nhìn lãnh đạo.Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lý thuyết mô hình văn hóa doanh nghiệp của Robert Quinn & Kim Cameron và những ví dụ điển hình trong mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Vào năm 1991, hai giáo sư của Đại học Michigan là Robert Quinn và Kim Cameron đã đưa ra 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp dựa theo hai trục là linh hoạt – kiểm soát và hướng nội – hướng ngoại. Mô hình này được đánh giá là khá cơ bản nhưng khái quát được gần như toàn bộ đặc điểm chung của các doanh nghiệp sau này, là tiền đề cho nhiều nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.
4 mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Văn hóa Gia đình (Clan)
Tại các công ty theo mô hình doanh nghiệp gia đình, môi trường làm việc khá thân thiện, người lãnh đạo công ty được xem như người đỡ đầu. Nhân viên trong tổ chức gắn kết với nhau dựa trên hệ giá trị như lòng trung thành, truyền thống của công ty. Doanh nghiệp gia đình cũng chú trọng đến các triết lý giá trị như làm việc theo nhóm, sự đoàn kết, tham gia và đồng thuận chung của mọi cộng sự.
Trong điều kiện lý tưởng, mô hình văn hóa gia đình là mô hình nhân văn, nhân viên và lãnh đạo có mối quan hệ trực tiếp gần gũi. Sự hài lòng trong tập thể tạo ra động lực làm việc. Quyền lực chủ yếu được thực thi thông qua khả năng hòa hợp, gắn bó giữa các thành viên, ít sử dụng trừng phạt. Tại công ty gia đình, nhân sự nhiều tuổi, gắn bó lâu dài với công ty thường được cho nhiều quyền hành hơn, và họ cũng tuyệt đối trung thành để xứng đáng với vị trí của mình.
Mô hình văn hóa gia đình rất phổ biến tại các doanh nghiệp Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên… Tại công ty gia đình, các ông chủ tin rằng việc công ty giúp nhân viên tìm chỗ ở, lo cho con cái đi học và thăm hỏi bố mẹ nhân viên khi ốm đau sẽ tạo động lực cho người lao động cống hiến nhiều hơn.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
Văn hóa Thứ bậc (Hierarchy)
Văn hóa Thứ bậc hay còn gọi là mô hình tháp Eiffel là môi trường làm việc được cấu trúc và tổ chức quy củ, sử dụng quy trình làm công cụ dẫn dắt và định hướng. Mục đích chính của các công ty khi lựa chọn văn hóa thứ bậc là tổ chức hoạt động trơn tru, hướng đến sự ổn định và hiệu quả trong dài hạn, công việc giữa các phòng ban được thông suốt. Mọi việc đều được cấp trên kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống thứ bậc, nhân viên ít được trao quyền.
Trong mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc, nhân viên có nghĩa vụ tuân thủ chỉ đạo của cấp trên, công ty ít quan tâm đến sáng tạo hay phong cách cá nhân. Đây là mô hình quản lý phổ biến ở các cơ quan nhà nước, nhà máy, bệnh viện với nhiều cấp quản lý giám sát.
Nhược điểm của mô hình thứ bậc là hạn chế khả năng học hỏi, sáng tạo. Công ty hoạt động kém linh hoạt trước sự thay đổi của thị trường, nếu muốn chuyển đổi phải được các cấp trên thông qua, rất phức tạp và tốn thời gian. Mọi sự thay đổi đều đi kèm với cẩm nang hướng dẫn, quy trình, thủ tục chính sách mới.
Văn hóa Thị trường (Market)
Điểm nổi bật của văn hóa thị trường là định hướng doanh nghiệp dựa trên kết quả cuối cùng. Mối quan tâm lớn nhất của lãnh đạo và nhân sự nằm ở việc hoàn thành công việc. Môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, mọi nhân sự đều biết được vai trò của mình và sẽ cống hiến để đạt mục tiêu.
Tại các công ty theo mô hình thị trường, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng, mục tiêu công việc luôn luôn tăng tiến. Các nhóm làm việc có mối quan hệ kém khăng khít, thành viên sẽ gia nhập dự án và rời đi khi kết thúc. Tuy có sự liên kết kém bền vững so với mô hình gia đình nhưng văn hóa thị trường cho phép nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau cùng làm việc trong một dự án tạm thời. Cá nhân người lao động trong mô hình thị trường để phát triển sự nghiệp bản thân phải luôn giữ lòng kiên định và học hỏi liên tục để không bị tụt hậu.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường khá phổ biến ở các agency quảng cáo tại Việt Nam. Trong một dự án sẽ có nhiều vị trí như content creator, designer, account manager… tất cả cùng hoạt động để tạo ra sản phẩm cho khách hàng, gắn bó với nhau bởi mục tiêu tài chính và công việc hơn là một đội nhóm cố định.
Agency Quảng cáo thường sử dụng mô hình văn hóa thị trường (mô hình tên lửa)
Mô hình văn hóa thị trường trong doanh nghiệp
Văn hóa Sáng tạo (Advocacy)
Các công ty theo mô hình sáng tạo có đặc điểm chung là khuyến khích sáng kiến và tự do cá nhân. Những công ty này hoạt động rất linh hoạt theo sự thay đổi của thị trường, tạo ra thành công nhờ sản phẩm, dịch vụ mới và là người tiên phong trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chất kết dính cho mọi hoạt động của công ty là văn hóa cam kết làm việc, thực nghiệm và không ngừng học tập, đổi mới. Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thường theo mô hình văn hóa sáng tạo bởi cấu trúc tối giản, hệ thống thứ bậc ít được coi trọng, môi trường ưu ái cho sự sáng tạo và đổi mới. Đây cũng được đánh giá là mô hình doanh nghiệp phổ biến của tương lai bởi khả năng sáng tạo thay vì chỉ học cách tồn tại khi thị trường thay đổi.
Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp thường pha trộn giữa nhiều mô hình khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp thị trường. Trong thời gian gần đây, việc chuyển đổi, tái cấu trúc thực hiện tại nhiều doanh nghiệp nhằm phục vụ mục tiêu chuyển đổi số. Cấu trúc tổ chức thay đổi theo hướng tinh gọn, tiết kiệm chi phí nhân sự nhưng vẫn đảm bảo phát triển hoạt động kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện để nhân sự học tập, trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, khuyến khích thử nghiệm, đưa các ý tưởng sáng tạo vào thực tế. Một số công ty ứng dụng hệ tư duy linh hoạt Agile vào chuyển đổi số, tái cấu trúc mô hình kinh doanh và đạt được kết quả tích cực, tư duy quản lý thay đổi, doanh số tăng trưởng bền vững.
Ngày nay, các nhà quản lý rất quan tâm đến việc đo lường, xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp, từ đó có sự thay đổi, cải thiện phù hợp mục tiêu và định hướng dài hạn. Để tái cấu trúc mô hình văn hóa doanh nghiệp, nhiều công ty hiện đang sử dụng tư duy Agile/Scrum. Đây là hệ tư duy linh hoạt với điểm nổi bật là khuyến khích nhân sự đóng góp ý kiến, cải tiến và không ngại thử nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro dự án. Agile rất phù hợp với các doanh nghiệp đang muốn chuyển đổi số, thay đổi văn hóa và tư duy quản lý.
Tại sao cần mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn và huấn luyện mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Trên đây là những thông tin liên quan đến 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: