Trong một doanh nghiệp việc quản lý nhân sự luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bên cạnh năng lực chuyên môn cao, chắc chắn bạn phải biết cách quản lý nhân viên cứng đầu, đây là một thách thức đối với những người làm lãnh đạo. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để đưa ra những chiến lược và biện pháp tốt nhất đối với họ nhé!
Trong một đội ngũ nhân sự ta có thể bắt gặp hai kiểu nhân viên khác nhau: nhân viên tích cực, chăm chỉ và nhân viên cứng đầu, khó tính. Nhân viên cứng đầu luôn gây ra những vấn đề rắc rối, là căn nguyên ảnh hưởng tới sự phát triển của các nhân viên khác dẫn đến một môi trường làm việc độc hại về ý thức và kém hiệu suất hơn.
Hình ảnh của những nhân viên khó tính thể hiện qua việc họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao, luôn tìm lý do để bao biện cho sự lười biếng, trì trệ trong công việc của mình. Có thể, họ cảm thấy thiếu động lực làm việc, môi trường làm việc không còn thử thách, không còn cơ hội tăng trưởng và phát triển hoặc họ gặp vấn đề về sức khỏe, cuộc sống cá nhân dẫn đến sự thiếu tập trung vào nhiệm vụ.
Thể hiện rõ ràng hơn trong hành động, và thái độ làm việc khi họ cố tình đi làm muộn, không chủ động, tích cực đối với nhiệm vụ được giao, luôn biện minh, đổ lỗi cho người khác,… Một thái độ không tốt và hành vi tiêu cực sẽ làm xáo trộn cả nhóm và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của nhân viên.
Cùng với đó nhân viên cứng đầu có thể phá hoại, hạ thấp quyền hạn của bạn, làm bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và năng lực trong mắt người khác. Nó cũng có thể khiến các nhân viên khác nghi ngờ khả năng lãnh đạo của bạn.
=> Xem thêm: 4 nghệ thuật quản lý nhân sự dành cho lãnh đạo doanh nghiệp
Bạn không thể tìm được hướng giải quyết tốt nhất khi chưa tìm ra nguyên nhân của những vấn đề đó. Chính vì thế, hãy tìm hiểu lý do đằng sau các hành vi, có thể liên quan tới công việc của họ, mối quan hệ với các đồng nghiệp khác hay các vấn đề cá nhân khiến họ không thực hiện công việc đầy đủ.
Hãy xóa bỏ rào cản của bạn với nhân viên, nên trở thành bạn hơn là một người sếp. Từ đó, bạn có thể tìm hiểu tâm tư, suy nghĩ để biết được nguyên nhân hay trực tiếp đưa ra lời khuyên cho nhân viên của mình.
Là một nhà lãnh đạo, thứ đầu tiên cần phải có là sự bình tĩnh trong mọi tình huống khác nhau, bình tĩnh để giải quyết vấn đề một cách trơn tru, hợp lý nhất. Khi đối diện với nhân viên cứng đầu, họ thường tỏ thái độ khó chịu và có cái “tôi” rất lớn, bạn không thể bộc lộ cảm xúc nóng giận làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của mình. Hãy duy trì ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của bạn ở mức hài hòa, hợp lý tránh phán xét hay chỉ trích.
Luôn tập trung vào thái độ trung thực, chuyên nghiệp và tôn trọng nhân viên. Nên tìm hiểu kỹ mọi nguyên nhân gây ra hành vi của họ trước khi hành động quyết liệt. Đôi khi những hành vi tiêu cực của họ là do việc họ cảm thấy bị đánh giá thấp, hãy tôn trọng và đối xử với nhân viên công bằng nhất, không nên phân biệt cấp bậc. Nghiêm khắc phê bình nhân viên nhưng vẫn khéo léo đừng nên đưa họ vào thế khó xử, cùng với đó hãy khen ngợi họ nơi đông người.
Là một nhà quản lý nhân sự, việc trao đổi thẳng thắn trong mọi vấn đề để giải quyết những khúc mắc liên quan đến nhân viên là điều nên làm. Bất cứ khi nào nhận thấy suy nghĩ, hành động không vừa lòng hay những hành vi, vi phạm của nhân viên, hãy trao đổi, chia sẻ với họ ngay lập tức.
Trong quá trình trao đổi, bạn có thể chỉ ra những vấn đề của nhân viên đang gặp phải để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Đồng thời, hãy khôn khéo chú ý điều chỉnh thái độ và cảm xúc để tránh việc nhân viên cảm thấy bị xúc phạm.
Hãy tạo cơ hội để họ nhận ra lỗi sai của mình để sửa đổi, không nên im lặng, mặc kệ nhân viên rồi đưa ra quyết định sa thải đầy bất ngờ. Điều đó sẽ làm mất một nhân viên, đặc biệt hơn là sự tin tưởng của những nhân viên khác đối với bạn.
Bất kỳ nhân viên nào cũng muốn nhận những đãi ngộ tốt nhất, họ không chỉ làm vì đam mê mà còn vì nguồn thu nhập, sự công nhận về năng lực. Vì vậy, nếu bỏ sức lao động mà không nhận được những thành quả xứng đáng thì rất dễ xảy ra những hành vi tiêu cực, chống đối từ đó hình thành nên những nhân viên cứng đầu.
Chính vì thế, người lãnh đạo cần phải công bằng và minh bạch với tất cả nhân viên của mình. Đối với bất kỳ ai, hãy khen ngợi khi họ làm tốt, xử lý khi phạm lỗi, đừng quên đưa ra những lý do tại sao đưa ra quyết định như vậy, điều này khiến nhân viên càng tôn trọng bạn, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh.
Đưa ra những chế tài thưởng, phạt rõ ràng là biện pháp tối ưu nhất để quản lý nhân viên cứng đầu. Khi nhân viên khó thuyết phục về mặt tinh thần thì đánh thẳng về mặt vật chất sẽ khiến họ phải e ngại. Không ai muốn chỉ vì một sai làm nhỏ do mình gây ra mà mất đi tiền thưởng hoặc cắt giảm tiền lương.
Trong trường hợp đã nhiều lần sử dụng những biện pháp xử lý khác nhau mà nhân viên (cho dù có tài năng và năng lực chuyên môn) vẫn cố tình cứng đầu, thể hiện thái độ không hợp tác ảnh hưởng đến tập thể thì nên kiên quyết sử dụng biện pháp sa thải. Mặc dù sẽ mất thêm thời gian tìm kiếm nhân viên mới nhưng việc này sẽ đảm bảo mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là nhân viên cống hiến hết mình và tận tâm với công việc.
Trên đây là 5 cách quản lý nhân viên cứng đầu mà bạn có thể áp dụng. Việc quản lý nhân viên là cả một nghệ thuật đòi hỏi người lãnh đạo phải vận dụng tất cả kỹ năng mà mình có. Để biết mình còn thiếu sót, cần bổ sung những kỹ năng gì, bạn có thể tham khảo ngay khóa học NeoManager để được dẫn dắt bởi đội ngũ huấn luyện viên bao gồm chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp đang phát triển sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.