Mô hình mạng doanh nghiệp là hệ thống kết hợp rất nhiều yếu tố để kết nối các máy tính, thực hiện nhiệm vụ như thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ dữ liệu. Đối với doanh nghiệp, việc thiết lập hệ thống mạng vô cùng quan trọng, giúp hoạt động thường ngày diễn ra trôi chảy, hỗ trợ công việc kinh doanh. Nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một tăng cao về băng thông, hiệu suất, kiến trúc mạng đã có sự thay đổi đáng kể so với những mô hình thời kỳ đầu.
Mục lục
ToggleTrong bài viết này, Học Viện Agile sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 mô hình mạng doanh nghiệp phổ biến nhất cùng những ưu, nhược điểm của từng loại.
Đây là mô hình mạng phổ biến, đã được triển khai trong hơn 20 năm. Với mô hình mạng 3 tầng, mỗi hệ thống mạng được chia làm Core, Distribution và Access.
Access | Sử dụng để kết nối thiết bị người dùng cuối (máy tính, máy in, wifi router). Đối với Datacenter, các Switch ở lớp Core nối server và thiết bị lưu trữ được gọi là Switch TOR (hay Top of Rack). |
Distribution | Còn gọi là Aggression, dùng để trung chuyển lưu lượng giữa Switch của lớp Core và lớp Access. Lớp Distribution có tốc độ cao hơn Access và không kết nối đến thiết bị người dùng. |
Core | Chuyển lưu lượng ra mạng WAN. Các Switch ở Core có tốc độ rất cao, đóng vai trò như Default Gateway cho thiết bị người dùng cuối hoặc server. |
Mô hình này có ưu điểm là tính sẵn sàng cao, bảo mật, hiệu suất và khả năng mở rộng tốt, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở Datacenter. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu về băng thông cao hơn thì mô hình này khó đáp ứng được. Với một số công ty sử dụng mô hình mạng 3 tầng, khi số lượng máy tính và thiết bị kết nối tăng lên, mô hình không đảm bảo được hiệu suất.
Để khắc phục các hạn chế của mô hình mạng 3 tầng, các kỹ sư mạng đã phát triển phương án LAG (Link Aggregation Group) hay có thể hiểu là gom các kết nối thành nhóm. Cụ thể:
Phương án mô hình mạng này được nhiều vendor cung cấp dưới các tên gọi như VSS và vPC (Cisco), MC LAG (Juniper) hoặc M-LAG (Arista). Ưu điểm của Multi-chassis LAG là giao thức STP bị loại bỏ, băng thông tăng lên. Tuy vậy, một số nhược điểm vẫn tồn tại gồm khả năng mở rộng kém chưa được giải quyết triệt để, có thể xảy ra nghẽn, số lượng MAC bị giới hạn ở 4096…
=> Xem thêm: Thông tin chi tiết về mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Một giải pháp nữa để tối ưu kiến trúc mạng doanh nghiệp được Charles Clos cho ra đời vào năm 1952 có tên là CLOS Network – hệ thống chuyển mạch kênh. Mô hình này còn được gọi là 2-Tier Network hoặc Spine-Leaf, gồm 3 chặng tính từ thời điểm dữ liệu đi vào đến khi đi ra.
Các Switch trong CLOS-Network ở khác tầng sẽ không nối với nhau nên băng thông và độ trễ từ hai server bất kỳ là như nhau. Để kết nối hai server, thông tin sẽ đi qua một hop duy nhất. Dù cải thiện được mô hình, tốc độ, độ trễ, CLOS Network vẫn chưa giải quyết được vấn đề về Spanning Tree nên vẫn hạn chế ở tốc độ và khả năng mở rộng. Các vendor đã khắc phục nhược điểm này của CLOS Network bằng cách kết hợp với kỹ thuật L2-Multipath, loại bỏ hoàn toàn STP, tuy nhiên sử dụng giải pháp này sẽ đồng nghĩa với việc hệ thống mạng doanh nghiệp bị khóa cứng với thiết bị của vendor.
IP Fabric được xem là giải pháp đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Trước sự phát triển của công nghệ, điện toán đám mây, hệ thống mạng có thêm một số yêu cầu mới như vMotion hoặc migrate, HA… Để mở rộng VLAN thông qua môi trường Layer 3, các kỹ sư mạng có thể dùng 2 giao thức đường hầm (tunneling protocol) là NVGRE và VXLAN.
Hiện nay, các nhà sản xuất phần cứng đang nghiêng về chuẩn VXLAN – một tiêu chuẩn phát triển từ thực tế cho phép mở rộng môi trường Layer 2 thông qua Layer 3, từ đó có thể thực hiện cân bằng tải trong điều kiện nhiều kết nối.
=> Xem thêm: 5 giải pháp mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh
Trong IP Fabric, VXLAN chỉ đóng vai trò như một data-plane vận chuyển dữ liệu, điểm hạn chế là vẫn còn thiếu control-plane (thiết lập tunnel tự động). Bởi nguyên nhân này, MP-BGP được áp dụng và tạo ra giải pháp VXLAN BGP EVPN. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để áp dụng cho hệ thống mạng doanh nghiệp lớn, nhiều chi nhánh.
Giải pháp mô hình mạng doanh nghiệp luôn được phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày một gia tăng của người dùng về hiệu suất, tốc độ, độ trễ…Mong rằng những chia sẻ về quá trình phát triển và đặc điểm 5 kiến trúc mạng của Học Viện Agile đã giúp ích cho các bạn đang quan tâm và tìm hiểu về mô hình mạng doanh nghiệp.
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình mạng doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.