5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình
  • Cá nhân
    • Wiseleader
      • Chương trình đào tạo quản lý mới First Time Manager
      • Chương trình đào tạo quản lý NeoManager
      • Chương trình phát triển lãnh đạo NeoLeader
      • Chương trình phát triển lãnh đạo cao cấp WiseLeader
    • Khóa học
      • Quản trị dự án Agile
      • Scrum Thực chiến
      • Agile Business Analysis
      • Agile For Product Owner
      • Agile Product Manager
      • Agile For Manager
      • Agile Leadership
      • Đột phá năng suất
      • DevOps Professional
      • Thiết lập OKR
    • Chứng chỉ quốc tế
      • Certified Scrum Master
      • Certified Scrum Product Owner
      • Agile Coaching – ICP ACC
      • Google Project Management
    • E-learning
      • Khóa học luyện thi PSMI Online
      • Khóa học Scrum Essence
      • Khóa học Kỹ năng tổ chức cuộc họp
  • Doanh nghiệp
    • Tư vấn & huấn luyện
    • Agile cho ngân hàng
    • Đào tạo doanh nghiệp
    • E-learning theo yêu cầu
  • Sự kiện
  • Sách tặng
  • Blog
    • Tổ chức linh hoạt
    • Phát triển lãnh đạo
    • Chuyển đổi số
    • Agile cho công nghệ
    • Agipedia
Tìm khóa học
✕
  • Trang chủ
  • Blog
  • Chuyển đổi số
  • 5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình

5 kiểu mô hình mạng doanh nghiệp điển hình

Tác giả: kiendt at 06/09/2021
Danh mục
  • Chuyển đổi số
Thẻ
  • Agile
  • Agile coaching
  • agile scrum
  • Chuyển đổi số
  • mô hình mạng doanh nghiệp
  • scrum thực chiến

Chuyên mục

Mục lục

  • Mô hình mạng 3 tầng (3-layer network)
  • Mô hình mạng doanh nghiệp Multi-chassis LAG
  • CLOS Network
  • IP Fabric
  • VXLAN BGP EVPN
Chia sẻ

    Đăng ký để tải ngay bản đầy đủ của Ebook




    Tư vấn khóa học cho tôi:

    Khóa học nổi bật

    Tư vấn & huấn luyện

    Mô hình mạng doanh nghiệp là hệ thống kết hợp rất nhiều yếu tố để kết nối các máy tính, thực hiện nhiệm vụ như thu thập, xử lý, phân phối, lưu trữ dữ liệu. Đối với doanh nghiệp, việc thiết lập hệ thống mạng vô cùng quan trọng, giúp hoạt động thường ngày diễn ra trôi chảy, hỗ trợ công việc kinh doanh. Nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một tăng cao về băng thông, hiệu suất, kiến trúc mạng đã có sự thay đổi đáng kể so với những mô hình thời kỳ đầu. 

    Trong bài viết này, Học Viện Agile sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 mô hình mạng doanh nghiệp phổ biến nhất cùng những ưu, nhược điểm của từng loại.

    Mô hình mạng 3 tầng (3-layer network)

    Đây là mô hình mạng phổ biến, đã được triển khai trong hơn 20 năm. Với mô hình mạng 3 tầng, mỗi hệ thống mạng được chia làm Core, Distribution và Access.

    Access Sử dụng để kết nối thiết bị người dùng cuối (máy tính, máy in, wifi router). Đối với Datacenter, các Switch ở lớp Core nối server và thiết bị lưu trữ được gọi là Switch TOR (hay Top of Rack).
    Distribution Còn gọi là Aggression, dùng để trung chuyển lưu lượng giữa Switch của lớp Core và lớp Access. Lớp Distribution có tốc độ cao hơn Access và không kết nối đến thiết bị người dùng.
    Core Chuyển lưu lượng ra mạng WAN. Các Switch ở Core có tốc độ rất cao, đóng vai trò như Default Gateway cho thiết bị người dùng cuối hoặc server.

    Mô hình này có ưu điểm là tính sẵn sàng cao, bảo mật, hiệu suất và khả năng mở rộng tốt, tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở Datacenter. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu về băng thông cao hơn thì mô hình này khó đáp ứng được. Với một số công ty sử dụng mô hình mạng 3 tầng, khi số lượng máy tính và thiết bị kết nối tăng lên, mô hình không đảm bảo được hiệu suất.

    Mô hình mạng doanh nghiệp Multi-chassis LAG

    Để khắc phục các hạn chế của mô hình mạng 3 tầng, các kỹ sư mạng đã phát triển phương án LAG (Link Aggregation Group) hay có thể hiểu là gom các kết nối thành nhóm. Cụ thể: 

    • Nhóm hai cổng trên một Switch thành một loại, bỏ sử dụng STP trên hai cổng
    • Đối với Modular Switch: 2 cổng trên 2 card được đưa vào một nhóm
    • Đối với Stackable Switch: 2 cổng trên 2 Switch được đưa vào một nhóm (thường sẽ nằm gần nhau). Đối với Switch nằm xa nhau, có thể dùng kỹ thuật ghép các port ở trên Switch khác nhau và gom thành một nhóm.

    Phương án mô hình mạng này được nhiều vendor cung cấp dưới các tên gọi như VSS và vPC (Cisco), MC LAG (Juniper) hoặc M-LAG (Arista). Ưu điểm của Multi-chassis LAG là giao thức STP bị loại bỏ, băng thông tăng lên. Tuy vậy, một số nhược điểm vẫn tồn tại gồm khả năng mở rộng kém chưa được giải quyết triệt để, có thể xảy ra nghẽn, số lượng MAC bị giới hạn ở 4096…

    => Xem thêm: Thông tin chi tiết về mô hình mạng doanh nghiệp vừa và nhỏ

    mot-vi-du-co-ban-ve-mo-hinh-mang-doanh-nghiep-mc-lag

    Một ví dụ cơ bản về mô hình mạng doanh nghiệp MC-LAG

    CLOS Network

    Một giải pháp nữa để tối ưu kiến trúc mạng doanh nghiệp được Charles Clos cho ra đời vào năm 1952 có tên là CLOS Network – hệ thống chuyển mạch kênh. Mô hình này còn được gọi là 2-Tier Network hoặc Spine-Leaf, gồm 3 chặng tính từ thời điểm dữ liệu đi vào đến khi đi ra. 

    Các Switch trong CLOS-Network ở khác tầng sẽ không nối với nhau nên băng thông và độ trễ từ hai server bất kỳ là như nhau. Để kết nối hai server, thông tin sẽ đi qua một hop duy nhất. Dù cải thiện được mô hình, tốc độ, độ trễ, CLOS Network vẫn chưa giải quyết được vấn đề về Spanning Tree nên vẫn hạn chế ở tốc độ và khả năng mở rộng. Các vendor đã khắc phục nhược điểm này của CLOS Network bằng cách kết hợp với kỹ thuật L2-Multipath, loại bỏ hoàn toàn STP, tuy nhiên sử dụng giải pháp này sẽ đồng nghĩa với việc hệ thống mạng doanh nghiệp bị khóa cứng với thiết bị của vendor.

    mo-hinh-mang-doanh-nghiep-clos-network-gom-3-chang

    Mô hình mạng doanh nghiệp Clos Network gồm 3 chặng

    IP Fabric

    IP Fabric được xem là giải pháp đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Trước sự phát triển của công nghệ, điện toán đám mây, hệ thống mạng có thêm một số yêu cầu mới như vMotion hoặc migrate, HA… Để mở rộng VLAN thông qua môi trường Layer 3, các kỹ sư mạng có thể dùng 2 giao thức đường hầm (tunneling protocol) là NVGRE và VXLAN. 

    Hiện nay, các nhà sản xuất phần cứng đang nghiêng về chuẩn VXLAN – một tiêu chuẩn phát triển từ thực tế cho phép mở rộng môi trường Layer 2 thông qua Layer 3, từ đó có thể thực hiện cân bằng tải trong điều kiện nhiều kết nối. 

    => Xem thêm: 5 giải pháp mô hình mạng doanh nghiệp nhiều chi nhánh

    VXLAN BGP EVPN

    Trong IP Fabric, VXLAN chỉ đóng vai trò như một data-plane vận chuyển dữ liệu, điểm hạn chế là vẫn còn thiếu control-plane (thiết lập tunnel tự động). Bởi nguyên nhân này, MP-BGP được áp dụng và tạo ra giải pháp VXLAN BGP EVPN. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để áp dụng cho hệ thống mạng doanh nghiệp lớn, nhiều chi nhánh.

    vi-du-co-ban-ve-vxlan-bgp-evpn

    Ví dụ cơ bản về VXLAN BGP EVPN

    Giải pháp mô hình mạng doanh nghiệp luôn được phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày một gia tăng của người dùng về hiệu suất, tốc độ, độ trễ…Mong rằng những chia sẻ về quá trình phát triển và đặc điểm 5 kiến trúc mạng của Học Viện Agile đã giúp ích cho các bạn đang quan tâm và tìm hiểu về mô hình mạng doanh nghiệp.

    Để phát triển sự nghiệp và tiến xa hơn trong ngành công nghệ thông tin, kỹ sư quản trị mạng ngoài kiến thức chuyên môn còn cần trang bị thêm kỹ năng mềm, hiểu biết về tư duy phát triển linh hoạt Agile/Scrum để thích ứng tốt với môi trường làm việc, tăng hiệu suất làm việc nhóm, cải thiện kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin. Hiện nay, nhu cầu về nhân lực IT thành thạo Agile cho các vị trí lập trình viên, kỹ sư quản trị mạng tại doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt ở những công ty chú trọng chuyển đổi số. 

    Bài viết liên quan:

    • Các kiến thức chung về Agile & Scrum

    Khóa học liên quan: 

    • Chương trình tư vấn Huấn luyện Agile – Agile Coaching
    • Khóa học Scrum thực chiến

      Đăng ký để tải ngay bản đầy đủ của Ebook




      Tư vấn khóa học cho tôi:

      Từ khóa:
      • Agile
      • Agile coaching
      • agile scrum
      • Chuyển đổi số
      • mô hình mạng doanh nghiệp
      • scrum thực chiến

      Học viện Agile

      Đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam và có ảnh hưởng sâu rộng trong lĩnh vực đổi mới quản trị thông qua giải pháp đào tạo và tư vấn toàn diện.

      Trang bị nền tảng kiến thức, phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

      Mời bạn tìm hiểu ngay!

      Đặt lịch tư vấn







        Hotline

        0865.935.631
        • Messenger
        • Gặp tư vấn







          • Nhận Ebook
          • Webinar

          Facebook LinkedIn Youtube Wordpress

          vivian@hocvienagile.com
          0865-935-631

          BẢN QUYỀN

          Học viện Agile

          Đã được bảo hộ nhãn hiệu bởi Cục Sở hữu Trí tuệ..

          Chương trình Đào tạo Agile

          Đã được chứng nhận Quyền Tác giả bởi Cục Bản quyền Tác giả Số 5777/2019/QTG cấp ngày 19/09/2019.
          Thong bao website

          ĐỊA CHỈ VĂN PHÒNG

          Văn phòng Hà Nội:

          Tầng 11, tòa nhà văn phòng MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

          THÀNH VIÊN CỦA

          Agile Alliance logo Agile Business Consortium logo ICAgile logo Agilead logo
          Công ty Cổ phần Học viện Agile

          Mã số ĐKKD 0109249605 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

          Hotline: 0865-935-631
          Email: contact@agilead.vn
          Copyright ©1998-2022 Mountain Goat Software. All Rights Reserved.
          • Contact Us
          • Terms and Conditions
          • Privacy Policy
          • Commenting Policy
          • Help
          Tìm khóa học
          ✕

          Đăng nhập

          Quên mật khẩu?

          Tạo tài khoản mới?

          ✕

          Giỏ hàng

          Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.

          Tạm tính: 0 ₫
          Tổng: 0 ₫
          Tiến hành thanh toán Xem giỏ hàng

          Bạn đã đăng ký thành công

          Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn

          Xin cảm ơn bạn đã đăng ký

          Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.