Ngành
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tổng quan về Ngành Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp công nghệ đang phải đối mặt với các thách thức trong môi trường kinh doanh biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ.
Doanh nghiệp ITO
- Thị trường truyền thống gặp khó khăn, loay hoay mở thị trường mới
- Công ty thiếu màu sắc riêng, không thể hiện được điểm mạnh với khách hàng
- Sản xuất không đáp ứng được tiến độ, nhiều lỗi, sai yêu cầu
- Đội nhóm, dự án thiếu tự chủ, lãnh đạo bị cuốn vào công việc hàng ngày
- Các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian) không được sử dụng hiệu quả, gây lãng phí
Doanh nghiệp Game
- Chi phí tiếp thị và đầu tư sản xuất rất lớn nhưng nhiều may rủi
- Khó thu hút, sử dụng và hòa hợp được nhân tài đẳng cấp thế giới
- Thiếu phương pháp quản trị phù hợp trước áp lực sáng tạo liên tục
- Sản xuất thiếu linh hoạt, không kịp đáp ứng thị hiếu người dùng
Doanh nghiệp Product
- Kinh doanh không đạt được kết quả, thiếu cách làm mới
- Quy trình cồng kềnh, tốc độ nhận phản hồi và cải tiến chậm
- Sản phẩm nặng về phô diễn tính năng, không xuất phát từ người dùng
- Kinh doanh và công nghệ không có tiếng nói chung, đội ngũ thiếu gắn kết
Giải pháp của Học viện Agile
Quy trình chuyển đổi Agile theo giai đoạn
Thời gian triển khai tùy thuộc vào thực tế tại doanh nghiệp, có thể được thiết kế theo lộ trình 1 quý đến 2 năm, bao gồm:
Khảo sát
Chuyên gia của Học viện Agile sẽ làm việc cùng lãnh đạo doanh nghiệp và phỏng vấn những cá nhân từ các bộ phận liên quan để nắm được thực trạng doanh nghiệp, từ đó có cơ sở tư vấn lộ trình phù hợp.
Thiết lập mục tiêu
Chuyên gia của Học viện Agile sẽ làm việc cùng lãnh đạo doanh nghiệp để thiết lập và làm rõ các mục tiêu của doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đối.
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi
Xác định rõ lộ trinh chuyên đôi, bộ phận nào chuyển đổi trước, bộ phận nào chuyển đổi sau, các phương pháp cần áp dụng, mục tiêu đạt được của từng giai đoạn.
Tư vấn, đào tạo và huấn luyện
Các bước sẽ được thực hiện sau khi đã lên kể hoạch chi tiết. Việc tư vấn, đào tạo và huấn luyện có thể tiến hành tuần tự hoặc đồng thời.
Nội dung có thể bao gồm: Cấp chiến lược - Cấp quản lý - Cấp đội nhóm và cá nhân.
Dựa trên những yếu tố cốt lõi

Học viên đã được đào tạo chuyên sâu
Doanh nghiệp công nghệ với đa quy mô








Giảng viên của Chúng tôi

Phạm Anh Đới
Chủ tịch Học viện Agile, Chủ tịch Trường Quản Trị Hiếu Liêm

Nguyễn Thế Nghị
Agile Coach, Học viện Agile

Nguyễn Minh Phúc
Agile Coach, Học viện Agile

Lê Huy Long
Giám đốc Học viện Agile

Huỳnh Thiện Khiêm
Agile Coach, Roche

Nguyễn Khắc Nhật
CEO CodeGym Việt Nam

Nguyễn Văn Hiển
Co-founder, Zen8Labs

Nguyễn Anh Toàn
Thành viên BĐH Bravestars Games

Lê Thành Nhân
Business Unit Lead, FPT Software

Mai Thành Trung
Chief Information Officer,
BSS Group & Magestore

Chu Quang Tú
Nguyên Agile Coach
McKinsey & Company

Bùi Tuấn Ninh
Head of Technology,
Central Retail Vietnam

Hoàng Hữu Huy
Head of Innovation and Change Management - Retail Banking, MSB

Nguyễn Tiến Đông
Lean Six Sigma & Design Thinking Consultant

Tô Hải Sơn
CEO Học viện Agile

Ngô Văn Trung
Sáng lập Magestore
Chúng tôi đồng hành cùng quá trình chuyển đổi Agile với 200+ doanh nghiệp












Chuyên đề nổi bật
Làm thế nào để các doanh nghiệp lớn có thể thích nghi và chuyển đổi nhanh như những công ty khởi nghiệp này? Câu trả lời, trong nhiều trường hợp là trở nên linh hoạt (Agile) hơn. Các nguyên tắc Agile là một trong những động lực chính của khả năng đổi mới, học hỏi và thích nghi nhanh chóng. Dựa trên kinh nghiệm làm việc với nhiều doanh nghiệp, chúng tôi phát hiện ra 07 sai lầm phổ biến trên con đường chuyển đổi Agile.
Vậy thế nào là tư duy chuyển đổi số đúng? Đúng có nghĩa là dễ thành công, ít rủi ro, không mất tiền, không mất công hoặc không mất người tốt. Đúng nghĩa là có hiệu quả kinh doanh, tức là chuyển đổi số phải giúp khách hàng mua lại nhiều hơn, bán được nhiều hàng hơn hay chi phí bán hàng, chi phí sản xuất phải thấp. Đúng có nghĩa là hiệu quả đầu tư tốt, nếu tầm nhìn lớn thì nguồn lực đầu tư lớn, nếu tầm nhìn nhỏ, cải tiến nhỏ thì rõ ràng nguồn lực phải thấp hơn, không thể yêu cầu nguồn lực đầu tư lớn được.
Một quyết định đúng có thể trở thành một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của bạn và cho cả tổ chức. Nhưng mọi quyết định để xác định được đúng hay sai đều cần các hành động sau đó của nó. Tại sao chúng ta lại có những nhà lãnh đạo tài năng như Mark Zuckerberg (Facebook), Bill Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple),… Đơn giản bởi họ là những người ra được các quyết định đúng.