Chắc hẳn bạn đã đọc khá nhiều bài viết nói về việc OKRs là gì? Làm sao để triển khai OKRs cho đúng hay lợi ích của OKRs. Tuy nhiên bạn vẫn chưa biết được cụ thể cần triển khai ra sao, đó chính là lý do mà chúng ta cần tìm hiểu về các vai trò khi triển khai OKRs.
Thực tế việc hiểu và triển khai OKRs ở cấp độ cá nhân là không khó. Tuy nhiên dưới góc độ tổ chức, việc giúp toàn bộ các thành viên tham gia vào triển khai OKRs có cái nhìn đúng về OKRs đã là một điều khá khó khăn. Và việc triển khai ở cấp độ tổ chức dường như còn phức tạp hơn bao giờ hết. Với cương vị là hội đồng triển khai OKRs, việc hiểu đúng các vai trò OKR trong doanh nghiệp là rất quan trọng. Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu nhé!
KR’s Owner
Được coi là người chịu trách nhiệm thực hiện, triển khai KR. KR’s Owner sẽ là người chủ chốt nhất trong việc đảm bảo triển khai KR thành công, vì vậy trách nhiệm của KR’s Owner dĩ nhiên cũng sẽ khá cao. Cụ thể:
- Tham gia lập kế hoạch, và xây dựng OKRs của team.
- Tham gia lập kế hoạch hành động bao gồm cam kết, các dự án liên quan, ưu tiên,.. để đạt được KR, và hoàn thành Mục tiêu.
- Đề xuất các giải pháp/cải tiến để thúc đẩy công việc chung, đạt được KR.
- Hỗ trợ các thành viên khác trong team để đạt được OKRs của nhóm.
- Báo cáo và check-in có chất lượng.
Vai trò OKR Master
OKRs Master được xem như là người chịu trách nhiệm về OKRs. Trong tùy theo từng cấp độ của việc đặt OKRs mà chúng ta sẽ xác định OKRs Master là người chịu trách nhiệm khác nhau.
- Cấp Công ty: Tổng Giám đốc
- Cấp phòng ban/bộ phận: Trưởng bộ phận
- Cấp division: Trưởng nhóm
- Cấp team: Team leader
Vậy cụ thể trách nhiệm của OKRs Master là gì?
- Cần là người hiểu rõ về OKR: Do là người chịu trách nhiệm tổng hợp lại dữ liệu và đưa ra OKR, việc này đòi hỏi OKRs Master cần hiểu rất rõ và đúng về OKR để có thể giải đáp thắc mắc cho các thành viên và xác định những OKRs chính xác cho tổ chức. Họ cần phải biết OKR này có ý nghĩa gì? Thực hiện trong quý này được bao nhiêu là đủ? Nguồn lực ra sao?
- Tuân thủ quy tắc, quy trình, không tuỳ tiện chỉnh sửa: Việc đảm bảo các quy trình để triển khai thành công OKRs là rất quan trọng. Cụ thể là họ cân thực hiện các hoạt động như Review OKRs giữa quý, OKRs Check-in hàng tuần để đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả các hoạt động.
- Tham gia vào hoạt động lập kế hoạch của các KR’s Owner: Để các KR được lập kế hoạch hành động và triển khai một cách khả thi, OKRs Master cũng cần tham gia để đóng góp ý kiến dưới góc độ là người chịu trách nhiệm cao nhất về OKR.
OKRs Facilitator
Người chịu trách nhiệm điều phối quá trình thực hiện OKRs
- OKRs Facilitator cần là người chịu trách nhiệm về quy trình OKRs được thực hiện đúng và đạt được hiệu quả của quy trình đối với tổ chức.
- Ngoài ra, trong việc triển khai OKRs thì không thể tránh khỏi các trở ngại làm cho việc thực hiện OKRs đúng tiến trình không còn được đảm bảo. Vì vậy cần phải có OKRs Facilitator để loại bỏ các trở ngại giúp OKRs phát huy tác dụng trong tổ chức
- Huấn luyện mọi người làm OKRs cho đúng, và tốt.
BOD
BOD được biết tới là đội ngũ quản lí điều hành của công ty. Họ sẽ là người đảm nhận những trách nhiệm sau đây:
- BOD cần cam kết bằng chính sách và hành động đối với việc triển khai OKRs trong các cấp độ tại tổ chức.
- Ngoài ra, BOD cũng cần theo dõi, hỗ trợ và dẫn dắt công ty trong việc triển khai OKRs nhằm đạt được Mục tiêu chiến lược do Hội đồng quản trị đề ra.
Như vậy, mỗi vai trò trong việc triển khai OKRs đều rất quan trọng với quy mô tổ chức. Với kinh nghiệm triển khai OKR Coaching tại các doanh nghiệp, Học viện Agile khuyên bạn không nên bỏ bớt vai trò OKR nào như đã kể trên đây để đảm bảo rằng các Mục tiêu được thực hiện đúng đắn và xuyên suốt, đảm bảo phục vụ cho Mục tiêu chiến lược của toàn công ty.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: