Chuyển đổi số trong những năm gần đây đã đem lại những bước tiến hết sức vượt bậc và trở thành một xu hướng mới trong các doanh nghiệp. Cùng với xu hướng đó, việc áp dụng Agile trong chuyển đổi số đang ngày được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy tại sao lại như vậy, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau.
Chắc hẳn bạn đã bắt gặp từ “Agility” trong tiếng Anh và nó có ý nghĩa là nhanh nhẹn. Agile cũng như vậy, Agile thực chất là một triết lý hay một khung tư duy để nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, từ đó đạt được thành công trong một môi trường liên tục biến động và không chắc chắn.
Nhiều người nhầm lẫn Agile là một quy trình, một biểu mẫu để áp dụng. Thực chất Agile là một mindset đề cao việc linh hoạt, tập trung và hiệu quả hơn để từ đó mỗi cá nhân và tổ chức có thể làm việc một cách chặt chẽ, năng suất nhất.
Ví dụ: Sẽ không có một biểu mẫu hay công thức chung cho mọi nhà lãnh đạo có thể từng bước để dẫn dắt doanh nghiệp thành công. Tư duy của lãnh đạo là yếu tố cốt lõi, phương pháp chỉ là cách thức để thể hiện tư duy.Điểm cốt lõi là đi từ tư duy của người lãnh đạo, phương pháp chỉ là cách thức để thể hiện tư duy.
Chuyển đổi số là chấp nhận cải tiến liên tục nhờ vào các ứng dụng “số”. Và nó hoàn toàn phù hợp với tư duy mà Agile sẽ đem đến cho doanh nghiệp của bạn.Thay vì làm việc theo lối truyền thống, cứng nhắc và phụ thuộc vào quy trình, Agile cho phép tổ chức có chung một cách làm việc năng động và linh hoạt hơn. Chính lý do này sẽ khiến các công ty không rơi vào tình trạng chuyển đổi số “nửa vời” – đó là mưu cầu sự đổi mới nhưng tư duy và cách làm vẫn như cũ.
Nói tới Agile là nói tới sự linh hoạt. Đối với cách làm việc và quản trị truyền thống, chúng ta lập kế hoạch cho 6 tháng, 1 năm hay vài năm và hy vọng là thực tế sẽ không có gì thay đổi trong suốt thời gian đó. Chúng ta dành rất nhiều nguồn lực để lập kế hoạch, chuẩn bị cho những giả định và chỉ thực thi kế hoạch sau đó rất muộn.
Nhưng chắc chắn sự ổn định đó sẽ rất khó xảy ra, nhất là trong bối cảnh bất định ngày nay. Và khi kế hoạch thực thi gặp phải rủi ro cao, công việc và kế hoạch phải chạy theo thực tế, chúng ta ngày càng làm việc kém hiệu quả hơn. Vì vậy, làm việc theo phong cách Agile là cố gắng làm giảm ảnh hưởng của sự thay đổi bằng cách xây dựng chuỗi làm việc lặp và cải tiến liên tục (Sprint). Sau mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ thấy mình luôn cải tiến, phát triển và hiệu quả tăng dần.
Agile không phải là làm đủ việc, mà là làm ra nhiều giá trị hơn với ít nguồn lực hơn làm ít việc hơn và đem lại nhiều giá trị hơn. Trong Agile, các cá nhân và nhóm đều có chung một mục tiêu là chuyển giao giá trị sớm nhất có thể, nhận phản hồi và cải tiến nhanh. Vì vậy, thay vì đi lập kế hoạch chi tiết và thông qua các cấp phê duyệt thì Agile cho phép các tổ chức lập mục tiêu dài hạn (kết hợp OKR), lập kế hoạch trung hạn và thực thi trong ngắn hạn. Qua mỗi giai đoạn thực thi, dựa trên thực tế thu được mà hành động sẽ được điều chỉnh, tuy nhiên luôn đảm bảo mục tiêu đã đặt ra. Đó là lý do vì sao Agile rất phù hợp với các công ty đang thực hiện chuyển đổi số.
Một đặc điểm của Agile là các nhóm và thành viên trong nhóm được trao quyền để có thể tự đưa ra các quyết định trong phạm vi công việc của mình. Trong Agile, các lãnh đạo cung cấp một tầm nhìn chung và hỗ trợ các thành viên trong nhóm hoàn thành công việc. Khả năng tự quyết giúp đảm bảo tốc độ và đáp ứng nhu cầu thay đổi phức tạp của môi trường.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi Agile cũng đi đầu trong chuyển đổi số. Khi Amazon, Apple, Facebook, Google, Microsoft hay Airbnb, Samsung, Spotify, Tesla, Uber vươn lên cùng Agile thì không ít công ty đã tụt dốc vì cồng kềnh và chậm thay đổi. Báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015 chỉ rõ, Agile có thể giúp tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần so với phương pháp hoạt động truyền thống. Hầu hết sản phẩm công nghệ đột phá đã được làm ra từ những nhóm Agile đầy đam mê và sáng tạo.
Tại Việt Nam, nhiều tên tuổi lớn như FPT, Viettel, VNG hay những doanh nghiệp nhỏ mới khởi sự như NAL Việt Nam, Deha Software, VelaCorp, Magestore… đã sớm bắt kịp xu thế Agile. Cộng đồng Agile Vietnam cũng ghi nhận hàng trăm công ty đang nỗ lực chuyển dịch sang Agile.
=> Xem thêm: Lộ trình đưa Agile vào tổ chức
Nếu ai đó nói với bạn: “cứ Agile đi, doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ thành công”, thì đó chắc chắn là câu nói của những người còn không thực sự hiểu Agile là gì. Agile hoàn toàn không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số, và Agile cũng không cam kết sự thành công của các công ty. Agile ở đây đóng vai trò là một tư duy mới mở đường cho một cách làm mới cho doanh nghiệp.
Ví dụ như việc CEO thì muốn công ty chuyển đổi số, nhưng liệu nhân viên có hiểu và mong muốn điều đó? Liệu họ có nghĩ rằng, “chuyển đổi số” chỉ là tên gọi , còn mọi thứ vẫn như cũ?
Muốn chuyển đổi số, chúng ta chắc chắn phải bắt đầu từ tư duy! Đó là lý do cần tới Agile.
“A Fresh Start Isn’t a New Place, It’s a New Mindset”
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars, DEHA,…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.