Xu thế chuyển đổi số khiến cho mọi lĩnh vực bắt buộc phải thay đổi để đáp ứng với nhu cầu thị trường, tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên so với các ngành khác thì sự chuyển đổi số trong nông nghiệp diễn ra còn khá chậm và manh mún. Bởi nhiều yếu tố khó khăn mà người nông dân gặp phải. Vậy giải pháp nào để chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công?
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Tại sao cần chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử cho mỗi quốc gia, doanh nghiệp ở các lĩnh vực. Và ngành nông nghiệp không nằm ngoài quy luật tất yếu đấy.
Ngành nông nghiệp của chúng ta mặc dù đã tồn tại khá lâu nhưng chất lượng lao động và hàng hóa chưa cao, sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn yếu, người nông dân không am hiểu thị trường và thị trường cũng khá mơ hồ về sản xuất. Đấy là lý do mà các đợt giải cứu sản phẩm của người nông dân vẫn diễn ra thường xuyên.
Chuyển đổi số sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho ngành nông nghiệp như giảm chi phí vận hành, khả năng tiếp cận khách hàng cao, người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp, chính xác nhờ dữ liệu báo cáo hàng ngày, giúp tối ưu hóa năng suất lao động của mỗi người trong hệ thống, tăng tính cạnh tranh của tổ chức.
Thực tế đã chứng minh rằng, khi doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng chuyện đổi số sẽ tạo ra các nông sản chất lượng cao, giá thấp, truy xuất dễ dàng nguồn gốc sản phẩm. Khi sử dụng công nghệ internet và trí tuệ nhân tạo sẽ giúp việc thu thập, kiểm tra thuận tiện hơn. Đặc biệt thiết bị bay không người lái sẽ giúp việc phun thuốc bảo vệ thực vật đồng đều và an toàn cho người sử dụng.
Thực trạng ứng dụng công nghệ
Những năm gần đây, Ngành nông nghiệp đang quan tâm về việc chuyển đổi số. Tất cả các hạng mục đều được ứng dụng dần dần từng bước.
Trong trồng trọt, công nghệ IoT, Big Data được ứng dụng công nghệ số với những phần mềm giúp phân tích dữ liệu về các loại đất, cây cối, các giai đoạn sinh trưởng của cây. Từ đó người nông dân có thể theo dõi các thông số này và lựa chọn phù hợp
Trong chăn nuôi, công nghệ được ứng dụng để biết được số lượng bò và số lượng sữa, thời gian thu hoạch và những yếu tố tác động trong quá trình chăn nuôi thế nào? Các trang trại của TH True Milk và Vinamilk được ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trong lâm nghiệp, công nghệ DND mã mạch được ứng dụng thành công trong việc quản lý giống lâm nghiệp, công nghệ GIS với các phần mềm để cảnh báo cháy rừng và giám sát trong khi quản lý rừng, phát hiện sớm về việc suy thoái hay mất rừng.
Trong thủy sản, được ứng dụng hệ thống máy móc như sóng siêu âm, máy đo dòng chảy, thiết bị định vị, hệ thống thu- thả lưới giúp,… được dùng đảm bảo cho việc nuôi thủy hải sản hiệu quả.
Ngoài ra với việc nuôi tôm, còn được ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp phân tích dữ liệu về chất lượng nước hay việc quản lý thức ăn của tôm. Từ đó công nghệ tự động hóa được dùng cho việc chế biến thủy hải sản từ quá trình phân loại, đóng gói hay dây chuyền sản xuất, giảm chi phí, tiết kiệm nhân lực và thời gian, đảm bảo hiệu quả.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số vào nền nông nghiệp không được đồng bộ, khá manh mún khiến sự phát triển không đồng đều.
Hầu hết những người nông dân vẫn chưa được đào tạo bài bản về chuyển đổi số nên việc ứng dụng vào vẫn còn gặp khó khăn trong các thao tác và đánh giá hiệu quả.
Chưa có sự kết hợp của các ngành năng lượng vào nông nghiệp để phục vụ cho việc tưới tiêu hay kho lạnh,…cho các trang trại nhỏ hoặc vùng sâu, vùng xa.
Những sàn thương mại điện tử hiện nay vẫn chưa kết nối hiệu quả với người nông dân. Khiến cho sản lượng đầu ra gặp khá nhiều khó khăn, sản phẩm khó đến tay người tiêu dùng cần thiết.
Chuyển đổi số trong nông nghiệp khó khăn về cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng công nghệ mới chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, các công nghệ phụ trợ chưa tương xứng phù hợp trong ngành.
Thực trạng khi chuyển đổi số trong nông nghiệp
Giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp
Hệ thống cảm biến trên cánh đồng
Việc cài đặt các cảm biến xung quanh cánh đồng cùng với công nghệ nhận diện hình ảnh sẽ giúp người nông dân có thể xem được cây trồng của họ như thế nào. Đồng thời hệ thống này sẽ được kết nối với hệ thống tưới tiêu tự động dưới sự điều khiển của con người. Lúc này, việc thực hiện sẽ trên quy mô rộng lớn và đồng đều hơn.
Học máy và phân tích
Qua các mấu phân tích, người nông dân có thể biết được giống nào tốt nhất. Các thuật toán sẽ giúp cho người nông dân biết được loại cây trồng nào được thị trường hưởng ứng nhiều nhất và từ đó có sự lựa chọn phù hợp cho tương lai.
Canh tác và robotics
Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp mang lại sự cải thiện năng suất giúp sản lượng cao hơn và đảm bảo thời gian. Những robot sẽ thay thế con người vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo hiệu quả hơn trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Đây cũng là một giải pháp được ứng dụng khá nhiều trong nông nghiệp các nước châu Mỹ và Châu Âu. Với thiết bị này sẽ giúp việc giám sát cây trồng rõ ràng hơn, đồng thời sẽ dự báo được chất lượng đất, phân tích.
Với máy bay không người lái cũng dùng cho việc phun thuốc từ trên cao đem lại hiệu suất làm việc cao và đảm bảo an toàn cho người nông dân.
Để việc chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả, ngoài việc những chính sách hỗ trợ của chính phủ thì mỗi chủ cơ sở nông nghiệp cần có sự thay đổi toàn diện từ tư duy đến cách thức vận hành sản xuất.
Sử dụng máy bay không người lái trong giám sát cây trồng
Tiếp cận mô hình Agile trong nông nghiệp
Để việc chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công việc đầu tiên là thay đổi tư duy của người lãnh đạo và nhân viên. Hiện nay, mô hình Agile được ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực trên thế giới. Và nông nghiệp cũng là mảnh đất để Agile phát huy tác dụng.
Hơn nữa việc ứng dụng mô hình Agile trong các doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi bạn phải thay đổi cách thức làm việc, quản lý giúp bạn dễ dàng theo dõi hiệu quả công việc dễ dàng hơn. Hiện nay, cũng có khá nhiều doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng công nghệ đã tìm đến Agile như một cách giúp tinh gọn bộ máy, làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Chương trình tư vấn và huấn luyện chuyển đổi Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: