Quản lý dự án truyền thống theo dạng thác nước luôn được ứng dụng trong quản lý. Tuy nhiên ưu nhược điểm của quản lý dự án truyền thống được phát hiện rõ và nhiều nhà quản lý cảm thấy không phù hợp. Vậy thực chất ưu nhược điểm của quản lý dự án truyền thống là gì? Có phương pháp nào phù hợp để quản lý dự án trong thời đại hiện nay? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó cho quý khách.
Quản lý dự án theo truyền thống Waterfall là gì?
Quản lý dự án truyền thống theo thác nước là mô hình tuần tự. Mô hình này, các hoạt động được chia ra thành các giai đoạn khác nhau và có những nhiệm vụ, mục tiêu và lịch trình cụ thể khác nhau. Mỗi nhóm được đảm nhận nhiệm vụ một phương diện của dự án. Các nhóm đều được vận hành theo quy trình, các giai đoạn được thực hiện lần lượt và nối tiếp nhau, giai đoạn mới bắt đầu khi giai đoạn trước đó hoàn thành và kết thúc.
Mô hình thác nước là mô hình đầu tiên được ứng dụng trong quản lý dự án được ra đời năm 1970.
Có 6 giai đoạn của quản lý dự án truyền thống:
1. Giai đoạn yêu cầu
Ở giai đoạn dành cho nhóm thực hiện tìm kiếm các yêu cầu liên quan đến dự án. Ở bước này, có thể hành động như sau:
- Biết được các yêu cầu
- Cần thảo luận để biết rõ các yêu cầu
- Thực hiện thử nghiệm với các yêu cầu để đảm bảo tính thực tế của các yêu cầu.
- Đưa ra các ràng buộc và rủi ro đi kèm.
2. Giai đoạn thiết kế hệ thống
Đây là giai đoạn nhóm tạo ra thiết kế cho sản phẩm nhằm giải quyết nhu cầu, ràng buộc và mục tiêu thiết kế. Bản này cần đảm bảo cụ thể và mô tả chính xác của hệ thống.
Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
- Tạo thiết kế theo yêu cầu trước đó
- Trao đổi về yêu cầu phần cứng hoặc phần mềm.
- Xây dựng tài liệu thiết kế.
3. Giai đoạn thực hiện
- Cần tạo ra các chương trình
- Tích hợp cho giai đoạn tiếp theo
- Kiểm tra đơn vị.
- Thử nghiệm hệ thống
Các hạng mục cần thiết gồm:
- Tích hợp unit tested code và kiểm tra nó giúp nó hoạt động như mong đợi
- TIến hành hoạt động thử nghiệp để đảm bảo hệ thống đáp ứng những yêu cầu mong muốn.
- Trường hợp có những bất thường hãy báo cáo.
- TIến hành theo dõi tiến độ và kiểm tra thông qua các số liệu.
- Cần báo cáo hoạt động thử nghiệm.
4. Giai đoạn triển khai hệ thống
Những hạng mục công việc cần làm gồm:
- Đảm bảo chắc chắn môi trường đang hoạt động.
- Cần đảm bảo chắc chắn không có lỗi
- Cần đảm bảo các tiêu chí test được đáp ứng
- Cần triển khai ứng dụng trong môi trường tương ứng
- Thực hiện kiểm tra môi trường sau khi ứng dụng được triển khai.
5. Giai đoạn bảo trì hệ thống
Các hạng mục công việc có thể làm bao gồm:
- Cần đảm bảo rằng ứng dụng đang chạy và được chạy trong môi trường tương ứng.
- Nếu gặp lỗi các vấn đề được giải quyết và khắc phục
- Trong trường hợp gặp bất cứ vấn đề gì sẽ được triển khai.
- Cần phải được tăng cường để kết hợp nhiều tính năng mới.
5 giai đoạn của quản lý dự án truyền thống Waterfall
Đánh giá ưu nhược điểm của quản lý dự án truyền thống
Thực tế khi quản lý dự án truyền thống, các nhà quản lý đã nhận thấy những ưu, nhược điểm của waterfall.
Ưu điểm của Waterfall:
- Hình thức này sẽ đưa ra kế hoạch, quy trình chặt chẽ và những dự trù.
- Đây là phương pháp đơn giản, dễ dàng khi áp dụng.
- Quy trình rõ ràng, phân phối dự án nhanh và dễ dàng và được phân bố chi phí hợp lý.
- Dự án này chỉ phù hợp với dự án nhỏ, không phát sinh yêu cầu mới khi triển khai.
- Dễ dàng quản lý và có thể theo dõi tiến độ dự án nhờ mỗi gia đoạn có đầy đủ quá trình, danh sách và nhiệm vụ rõ ràng.
Nhược điểm của Waterfall:
- Khả năng thích ứng kém. Bởi kế hoạch đã được sắp đặt từ trước nên khó thay đổi trong suốt vòng đời phát triển, không cho phép đi lệch ra khỏi kế hoạch đã đặt ra.
- Bỏ qua sự phản hồi của người dùng ở giai đoạn sau: Do được lập trình sẵn từng bước nên hình thức này khó để đáp ứng nhu cầu phát sinh của khách hàng. Và do vậy khi sản phẩm, dịch vụ đã hoàn tất rất khó thay đổi.
- Việc thử nghiệm chỉ bắt đầu khi sản phẩm, dịch vụ ở cuối vòng đời. Do đó hiệu quả chất lượng dịch vụ thấp bởi không thể cải tiến nếu phát hiện ra lỗi hoặc có thể phải làm lại từ đầu.
- Rủi ro lớn: Trong một môi trường biến động như hiện nay khi ứng dụng mô hình quản lý dự án truyền thống sẽ gia tăng rủi ro cho doanh nghiệp bởi không bắt nhịp với nhu cầu của thị trường.
Do những điểm bất lợi như vậy nên ngày nay mô hình này thường chỉ được sử dụng cho những trường hợp như:
- Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao để đảm bảo sự chính xác.
- Mô hình này phù hợp với dự án mà khách hàng đã xác định yêu cầu cụ thể, rõ ràng, ít thay đổi
Vậy hiện nay doanh nghiệp thường sử dụng mô hình nào để quản lý dự án?
Thực tế hiện nay có rất nhiều giải pháp quản lý dự án mà có thể cải thiện những thiếu sót của dự án truyền thống.
Một trong những mô hình hiện đại mà nhiều tập đoàn công nghệ tiên tiến nhất hiện nay áp dụng là mô hình Agile. Với những con số ấn tượng khi thực hiện mô hình này như có tỷ lệ thành công gấp 3 lần so với vận hành theo truyền thống (báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015). Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn với phương pháp này.
Quản lý dự án Agile – Làm chủ phương pháp quản lý tiến độ dự án hiệu quả và linh hoạt
Để giúp nhà quản lý dự án kiểm soát tiến độ, chi phí và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả, Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Khóa học được thiết kế dành cho:
- Các chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm phương pháp triển khai mới đột phá cho dự án và công ty
- Quản lý dự án mong muốn áp dụng Agile trong dự án để kiểm soát tiến độ, chi phí và tăng khả năng thích ứng với thay đổi
- Team Leader mong muốn áp dụng mô hình Agile cho đội nhóm để tăng năng suất làm việc và sự gắn kết giữa các thành viên
- R&D Manager, QA, Business Analyst, Developer muốn tìm hiểu bài bản về quản lý dự án theo Agile để áp dụng trong công việc
Khóa học sẽ giúp bạn:
- Có được tầm nhìn bao quát về một dự án hiệu quả theo đúng chuẩn Agile
- Có khả năng định hướng một dự án chuẩn xác ngay từ khi bắt đầu
- Nâng cấp kỹ năng tổ chức đội dự án hiệu suất cao và điều phối mối quan hệ với các bên liên quan
- Biết cách lập kế hoạch và thực thi dự án theo Agile để quản lý rủi ro, cải tiến liên tục và thích ứng nhanh với các thay đổi
- Nắm được cách kiểm soát tiến độ và chi phí của dự án, nhất là các dự án quy mô lớn và phức tạp
- Nâng cao năng lực quản lý tầm chiến lược cũng như mở rộng năng lực quản trị dự án của tổ chức
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: