Một buổi chiều ngồi tâm sự với anh Đới – Giảng viên tại Học viện Agile, chúng tôi lại có thêm nhiều góc nhìn bổ ích hơn về khách hàng. Ai mà biết rằng với những người đã biết tới và áp dụng Agile, thì câu hỏi tưởng chừng như rất dễ trả lời “Agile là gì” lại gây khó khăn cho nhiều người như vậy.
Đó là câu chuyện mà anh Đới chia sẻ khi nghe tâm sự của một Don Quiote đang đưa Agile vào ngân hàng: “Định nghĩa Agile sao mà khó quá!”. Với những độc giả không hiểu nhân vật Don Quiote là gì, tôi xin được giải thích ngắn gọn thì đây là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết “Những cuộc phiêu lưu của Don Quixote lừng danh và giám mã Sancho Panza” của nhà văn Miguel de Cervantès. Don Quiote là nhân vật có trí tưởng tượng viển vông, hoang tưởng và luôn thích làm anh hùng như lại không đủ tài năng để đạt được điều mình mong muốn.
Từ đó liên hệ đến việc áp dụng Agile cũng vậy, Agile là một phạm trù về tư duy, muốn áp dụng thì phải hiểu đúng và hiểu đủ nó, tuân thủ theo những triết lý thì mới có thể Agile thành công. Còn Agile nửa vời, định nghĩa Agile cũng chưa rõ ràng được thì làm sao mà áp dụng đây?
Anh Đới có gợi ý những định nghĩa về Agile dưới góc nhìn của sếp mà tôi cảm thấy rất tâm đắc sau đây:
Như vậy, mỗi người hay mỗi chức vụ sẽ có cái nhìn về Agile khác nhau, và nếu bạn nhìn nhận Agile dưới góc độ khô cứng, học Agile là áp dụng như một công thức thì quả là khó khăn và mơ hồ. Bạn biết không, Agile giờ đây không chỉ là tư duy về một phương pháp làm việc mới như khi nó ra đời, mà Agile có thể áp dụng là một phong cách sống, phong cách làm việc cho từng cá nhân và cả doanh nghiệp.
Hãy Agile để trở thành người khác biệt, hãy Agile để tự chủ, linh hoạt, sáng tạo và không ngừng học hỏi. Và dù Agile có thể hiểu trên những phương diện khác nhau nào, thì chung quy lại ta vẫn sẽ cần tuân theo những triết lý chung của tư duy Agile. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Tuyên ngôn Agile bạn nhé:
Chúng tôi đã phát hiện ra cách phát triển phần mềm tốt hơn bằng cách thực hiện nó và giúp đỡ người khác thực hiện.
Qua công việc này, chúng tôi đã đi đến việc đánh giá cao:
Mặc dù các điều bên phải vẫn còn giá trị, nhưng chúng tôi đánh giá cao hơn các mục ở bên trái.
Tại Học viện Agile, chúng tôi tự hào là một người Agile, chúng tôi yêu những gì chúng tôi đang làm, chúng tôi đam mê và cống hiến hết mình cho cuộc sống, cho công việc. Và hơn hết, chúng tôi hiểu rằng mỗi cá nhân tại Học viện Agile đều có sứ mệnh lan tỏa hơn tinh thần Agile đến khắp mọi người, để cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.