Đã nhiều năm làm trong lĩnh vực đào tạo Agile/ Scrum, chúng tôi nhận ra rất rõ ràng sự phát triển và phổ biến của Agile trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Áp dụng Agile dường như đã mang đến cho các doanh nghiệp cảnh cửa mới, cách tiếp cận và làm việc mới, giúp doanh nghiệp giải được bài toán về quy trình, nhân sự và văn hóa công ty. Vì vậy nên ai cũng nghĩ cứ áp dụng Scrum là doanh nghiệp sẽ làm việc tốt, phát triển tốt. Liệu có đúng? Cùng chúng tôi khám phá câu chuyện về Scrum qua bài viêt này nhé.
Trong những lần chia sẻ của chuyên gia với chúng tôi, anh Nghị – Giảng viên của Học viện Agile cho rằng “cái khó của Scrum không phải là nó “difficult to master” mà nó “easy to understand” và để làm tốt đôi khi không phải là bạn học rất nhiều về nó mà phải bỏ bớt đi “unlearn”. Để hiểu được câu nói này của anh Nghị, thì tôi xin đưa ra hai ví dụ thực tế mà doanh nghiệp đã từng biết tới:
Ví dụ thứ nhất: Đó là một anh tham gia chương trình đào tạo ngắn 2 ngày, sau đó anh này được sếp giao cho quản lý một nhóm là các bạn sinh viên thực tập. Việc đưa Scrum vào với bản thân anh ấy và cả nhóm là hoàn toàn thuận lợi và hiệu quả, đơn giản bởi các bạn sinh viên đầy năng lượng để học một kiến thức mới từ con số 0. Việc áp dụng Scrum giúp thôi thúc cả nhóm với tinh thần rất cao, mọi người đều làm việc với một tâm thế nhiệt tình với một mục tiêu chung. Hỏi kĩ ra quá trình làm thế nào, thì anh chia sẻ đơn giản là hướng dẫn cho các bạn đôi ba Sprint là các bạn đã có thể tự quản lý công việc và xử lý cũng khá nhanh.
Ví dụ thứ hai: Anh Nghị chia sẻ đã từng gặp một nhóm toàn siêu nhân, các anh chị đã từng làm ở các tổ chức lớn, đã biết tới Scrum, nhưng vấn đề áp dụng Scrum tại những nhóm này chưa bao giờ là đơn giản. Đó là việc mỗi người hiểu về Scrum, làm về Scrum một cách khác nhau tại những tổ chức cũ mà họ từng làm. Điều này dẫn đến việc xung đột về ngôn ngữ Scrum. Chẳng hạn như Scrum Master là người update task cho nhóm, Product Owner là người phải viết hết yêu cầu, Sprint là phải 2 tuần, Estimation thì phải sử dụng dãy số Fibonacci,..
Trước tiên chúng ta hãy đi từ nguyên nhân về việc mỗi người hiểu một cách về Scrum, thì giải pháp sẽ là Unlearn những cái mình đã có, học lại từ đầu và cùng ngồi lại với nhau xem cái nào là cơ bản, các anh chị cần bỏ hết những cách thực hiện mà mình đã từng có trước đó, cùng nhau xây dựng cho nhóm những cách thực hiện sao cho phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại và mục tiêu chung của nhóm.
Tôi sẽ nhắc lại nội dung của bài viết chia sẻ lần trước, đó chính là quan điểm “Scrum học dễ nhưng áp dụng khó”. Thực ra Scrum không khó, cái khó của nó là việc hiểu đúng được bản chất, áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp và cần tuân thủ theo những quy tắc chung của mô hình Agile. Áp dụng Scrum đúng là rất tốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng áp dụng Scrum sai có thể dẫn tới những hậu quả còn nghiêm trọng hơn việc không áp dụng Scrum. Như nhóm ví dụ bên trên, nếu để tình trạng xung đột kéo dài rất dễ dẫn tới việc phân rã nhóm, ai làm việc người đấy, không tập trung vào mục tiêu của tổ chức, dễ dẫn tới chán nản trong công việc, không khí u ám và không còn động lực làm việc.
Cách giải quyết là như vậy, nhưng vấn đề là ai sẽ là người đứng ra để giúp các anh chị Unlearn một cách hiệu quả trong khi nội bộ tổ chức đã có sự xung đột rồi? Ai trong tổ chức khi này cũng sẽ có những quan điểm Scrum riêng của mình, và làm sao để Unlearn một cách khách quan và hướng tới mục tiêu chung nhất? Câu trả lời để làm tốt thì một đơn vị bên ngoài đến chia sẻ sẽ là hợp lý. Bởi họ sẽ giúp các anh chị gắn kết các thành viên với nhau về một cách hiểu ngôn ngữ Scrum đúng nhất, xây dựng cách làm phù hợp với bối cảnh của nhóm, từ đó giúp tiết kiệm thời gian, tăng cơ hội thành công trong các dự án và các thành viên sẽ tập trung vào mục tiêu của tổ chức.
Như vậy, nếu doanh nghiệp đã xác định chuyển hướng theo áp dụng Scrum, thì việc làm Scrum đúng hay xác định vấn đề đang tồn tại trong nhóm Scrum là rất quan trọng. Càng làm chuẩn, làm đúng và làm tốt sớm thì doanh nghiệp càng sớm tìm ra được hướng đi tốt cho mình, giúp mọi thành viên đều cống hiến hết mình cho công việc và doanh nghiệp – điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được.
Một trong những ngộ nhận phổ biến nhất của các cá nhân, tổ chức là Agile/Scrum dễ học, dễ làm. “Scrum dễ hiểu nhưng khó tinh thông”.
Theo thang đo Bloom (Bloom’s Taxonomy) có 6 cấp độ nhận thức bao gồm: Nhớ – Hiểu – Vận dụng – Phân tích – Đánh giá – Sáng tạo.
Đó chính là lý do Học viện Agile xây dựng Khóa học Scrum Thực chiến với mục đích cung cấp kiến thức và các kỹ thuật, công cụ nền tảng về Agile/Scrum cho các cá nhân, tổ chức mới triển khai Agile/Scrum hoặc triển khai chưa hiệu quả.
Sau khóa học, học viên sẽ hiểu được các kiến thức tổng quan về Scrum, thành thạo 22 công cụ và biện pháp thực hành Scrum để có thể áp dụng được ngay vào công việc.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.