Khái niệm “chuyển đổi số” đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng mới phát triển ở Việt Nam thời gian gần đây. Với những lợi ích thiết thực về mọi mặt, nhiều doanh nghiệp đã coi chuyển đổi số là động lực để phát triển trong dài hạn hơn là một xu hướng trên thị trường. Trong bài viết kỳ này, hãy cùng Học Viện Agile tìm hiểu chuyển đổi số là gì, những cơ hội, thách thức của bài toán chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Chuyển đổi số nghĩa là gì?
Theo Gartner Inc., chuyển đổi số (digital transformation) là sử dụng các công nghệ số nhằm mục đích thay đổi mô hình kinh doanh & sản xuất, tăng doanh thu, tạo ra cơ hội và giá trị mới. Tại Việt Nam, chuyển đổi số dùng để chỉ sự thay đổi từ mô hình quản lý, kinh doanh truyền thống sang áp dụng công nghệ vào tổ chức nhân sự, dữ liệu & quy trình, từ đó thay đổi phương thức điều hành và quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Thách thức của chuyển đổi số
Nếu thế kỷ 20 chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp, thế kỷ 21 là thời kỳ trỗi dậy của nền công nghiệp 4.0 với sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin như Facebook, Google, Uber, Amazon… Đối với mọi doanh nghiệp, chuyển đổi số để thích nghi với thay đổi của thị trường trở thành xu thế tất yếu và động lực chính cho sự phát triển.
Đại dịch Covid-19 như một phép thử để thấy hiệu quả và tầm quan trọng của chuyển đổi số. Nhờ sớm ứng dụng chuyển đổi số, nhiều công ty thương mại, ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất vẫn duy trì được hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh. Ở một số doanh nghiệp đã xây dựng mạng lưới kinh doanh online hoạt động hiệu quả, thời gian giãn cách xã hội còn là “cơ hội vàng” để bứt phá. Tuy nhiên, với phần đông các doanh nghiệp vừa và nhỏ – lực lượng chiếm 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam, chuyển đổi số trong phạm vi nguồn lực hạn chế vẫn là bài toán nan giải. Ở một góc độ khác, khi lãnh đạo có tầm nhìn và quyết tâm chuyển đổi, quy mô nhỏ lại có lợi thế bởi quyết định nhanh, sửa nhanh, hậu quả nếu sai ít hơn.
Lợi ích thiết thực về mọi mặt của chuyển đổi số
Với khối hành chính, văn phòng, chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường làm việc ít sử dụng giấy (paper-less), tránh ký tá, tiếp xúc. Các hoạt động của khối văn phòng như họp, quản lý dự án, quản trị nhân lực và kiểm soát mục tiêu công việc đều ứng dụng công nghệ nên giảm được thời gian lao động, tăng năng suất. Doanh nghiệp từ đó có thể cắt giảm chi phí nhân sự, phát triển thêm nhiều dự án với cùng số lượng lao động.
Ở doanh nghiệp sản xuất, dây chuyền sản xuất tự động hóa và được kết nối thông tin với hệ thống quản trị giúp kiểm soát vận hành chính xác, thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất mà không cần nhân sự trực tiếp can thiệp.
Cuối cùng, chuyển đổi số ở dịch vụ chăm sóc khách hàng giúp đảm bảo kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, thông tin đến đúng khách hàng mục tiêu, dễ dàng thu thập dữ liệu phản hồi để đưa ra đánh giá hiệu quả chiến dịch. Ngoài tương tác với khách hàng, công nghệ số cũng giúp thay đổi quy trình quản lý nhân sự khi mọi hoạt động đều được các máy cảm biến và camera an ninh ghi lại, bảo đảm an toàn cho quá trình vận hành sản xuất.
Agile – lời giải cho bài toán chuyển đổi số lấy trọng tâm là con người
Khác với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 20 khi máy móc là động lực chính, chuyển đổi con người được coi là phần quan trọng nhất trong chuyển đổi số. Thách thức lớn của chuyển đổi số ở nhiều doanh nghiệp Việt nằm ở tư duy nhân sự, bởi chuyển đổi số không đơn giản chỉ là mua phần mềm rồi vận hành. Phần mềm do con người mà cụ thể là nhân lực chất lượng cao vận hành, nên doanh nghiệp rất cần một nền tảng quy chuẩn. Để giải quyết vấn đề cốt lõi tư duy nhân sự, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng tư duy Agile trong chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả tích cực. Ứng dụng Agile/Scrum giúp mọi thành viên trong công ty đều có ý thức về vai trò của bản thân, cùng nhìn về mục tiêu và chủ động hơn khi đưa ra các đề xuất để phát triển công việc.
Đặc điểm nổi bật của Agile so với mô hình Waterfall truyền thống là các buổi họp sẽ được tổ chức thường xuyên để mọi người cùng đóng góp ý kiến, trao đổi vấn đề của bản thân, đưa ra phản biện và review kết quả. So với việc triển khai từ trên xuống, mô hình Agile giúp tạo sự tin tưởng, minh bạch và động lực cho nhân sự, thông điệp về định hướng và mục tiêu cũng được truyền đạt rõ ràng đến từng cá nhân. Nhân sự khi đã hiểu mục đích của chuyển đổi số nhằm giúp họ tăng năng suất lao động và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao với đãi ngộ và nhiều cơ hội phát triển hơn sẽ chủ động, tích cực ứng dụng các phần mềm, mô hình mới vào công việc hiện tại.
Lợi ích của Agile trong chuyển đổi số
Lời kết
Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu chuyển đổi số nghĩa là gì rồi đúng không? Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ cải thiện kết quả kinh doanh đến thay đổi tư duy, phát triển hệ thống quản lý… Nếu bạn đang băn khoăn tìm một hướng đi để chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hãy cân nhắc nghiêm túc việc thay đổi tư duy và văn hóa công ty với Agile. Các chuyên gia về Agile sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra giải pháp thay đổi triệt để các vấn đề về tổ chức và văn hóa, tạo ra môi trường làm việc sáng tạo, linh hoạt và hiệu suất lao động cao.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: