Làn sóng phát triển của công nghệ kéo theo một lượng lớn vị trí việc làm trong lĩnh vực được xem là xu hướng của tương lai này, trong đó có BA. Các ứng viên cho vị trí BA cần khá nhiều kỹ năng, kiến thức và được xem như một nhân vật “hoàn hảo”. Cũng chính vì yêu cầu này mà ngày càng nhiều khóa học Business Analyst courses được mở ra, thu hút lượng lớn người tham gia đi học.
Mục lục
ToggleLà người mới bắt đầu con đường sự nghiệp với BA hẳn bạn sẽ còn phân vân liệu có nên tham gia khóa học này, nó có mang lại giá trị như mình muốn hay không. Cùng Học viện Agile trả lời một số câu hỏi sau để làm rõ hơn thắc mắc của bạn nhé.
Bắt kịp với xu hướng phát triển nghề nghiệp, mong muốn hoàn thiện bản thân mà các đơn vị, tổ chức đã nhanh chóng mở ra các lớp học nghiệp vụ dành riêng cho vị trí Business Analyst. Không chỉ còn là đào tạo nội bộ, mà các lớp học này giống như một “trường đại học” dành riêng cho BA. Cũng dễ hiểu, bởi hiện nay chưa có ngành học nào trong các trường đại học ở Việt Nam có chuyên ngành phát triển riêng cho BA hay tương tự, vì thế mà cầu có cung hình thành, người mong muốn bổ sung kiến thức thì sẽ có trường lớp, có thầy dạy.
Tuỳ thuộc vào mỗi trung tâm, mỗi đơn vị tổ chức mà các nội dung khóa học sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại, nội dung mà khoá học cung cấp phải xoay quanh cung cấp kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp và tinh thần của một BA. Trên thị trường hiện nay thường có các khóa học phân loại theo khoá học cơ bản, khoá học nâng cao, hình thức học thì có Business Analyst online courses và offline.
Các khóa học BA sẽ cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng cần có của một Chuyên viên phân tích nghiệp vụ, cùng giới thiệu công cụ làm việc có thể phục vụ BA. Nội dung cụ thể thường bao gồm hoặc chọn lọc một số sau đây:
Khoá học cơ bản: Đối với khóa học Business Analyst courses cơ bản, học viên trải qua 1 tháng tới vài tháng học sẽ có được cho mình kiến thức sau:
– Hiểu được công việc của một BA trong dự án phần mềm.
– BA sẽ cần tới kỹ năng gì để phát triển nghề nghiệp.
– Quy trình làm việc chuẩn của BA.
– Cách làm việc với các bên liên quan.
– Cách làm việc để lấy được nhu cầu của khách hàng.
– Cách để soạn thảo, biên soạn tài liệu liên quan.
– Cách giải quyết các khó khăn trong quá trình làm việc.
– Các công cụ, phần mềm hay mô hình làm việc của BA và team. Agile cũng là một trong những mô hình, khung tư duy cần thiết cho một BA, bạn có thể tìm hiểu về mô hình Agile sâu hơn ngay tại học viện Agile.
Khoá học nâng cao: Đối với khoá học nâng cao, ngoài kiến thức nền tảng về BA đã có, học viên sẽ nhận được:
– Kiến thức và kỹ năng nâng cao để có thể đảm nhiệm tốt các vị trí cao hơn trong lộ trình phát triển BA như Senior BA, MA lead.
– Kiến thức về các lĩnh vực ngoài IT phục vụ cho công việc của mình như tài chính, nhân sự, quản lý.
– Có khả năng tuyển dụng, xây dựng hệ thống đào tạo và đánh giá tốt đội BA
– Sở hữu các chứng chỉ quốc tế dành riêng cho ngành BA, có điều kiện để thi CCBA (Certificate of Competency in Business Analysis) hay CBAP (Certified Business Analysis Professional) quốc tế. Đây là hai chứng chỉ do IIBA (International Institute of Business Analysis cấp mà bất kể BA nào trong nghề cũng mong muốn và cần sở hữu.
Không phải ai muốn học BA đều cũng có thể đăng ký tham gia, các khoá học BA khác nhau đều phù hợp cho từng đối tượng. Nếu bạn đã quyết định chọn con đường nghề nghiệp với BA thì hãy cân nhắc tìm hiểu các khoá học, đối tượng học xem mình tham gia liệu có phù hợp không.
Với khóa học Business Analyst course cơ bản, sẽ phù hợp cho các ứng viên bắt đầu với BA:
– Là sinh viên năm 3, 4 đang theo học các ngành liên quan đến công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, khối ngành kinh tế, quản trị, marketing, thương mại, ngoại ngữ và có định hướng theo nghề BA.
– Là nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm cả Dev, QA, QC, HR, PM… và mong muốn phát triển theo con đường sự nghiệp BA.
– Là BA làm việc chưa lâu, muốn chuẩn hóa lại kiến thức, chuẩn bị đầy đủ nhất để có thể thi lấy các chứng chỉ quốc tế.
– Là quản lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp muốn cập nhật kiến thức, hệ thống kiến thức chuyên nghiệp thuận lợi cho việc quản trị nhân sự, đào tạo nhân sự mới.
Khoá học cơ bản phù hợp với nhiều đối tượng, còn đối với khoá nâng cao sẽ chỉ phù hợp cho một số đối tượng. Thông thường BA học khóa Business Analyst courses nâng cao là người có mong muốn phát triển cao hơn trong lộ trình sự nghiệp của BA. Là người có kinh nghiệm từ 3, 4 năm trở lên. BA học khóa nâng cao cũng là việc bổ sung kiến thức, điều kiện cần để có thể thi lấy chứng chỉ BA quốc tế.
Ngoài các khóa học trên thì để trở thành BA chuyên nghiệp, mỗi BA còn phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng sau:
Bản chất của BA là tương tác với đội phát triển sản phẩm, khách hàng, người quản lý. Do đó, BA cần giao tiếp rõ ràng để yêu cầu dự án hay có những yêu cầu phát sinh khác trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Trong kỹ năng giao tiếp này, mỗi BA cần thành thạo ngoại ngữ để thích nghi với mọi dự án cũng như khả năng sử dụng văn bản để chuyển tải đầy đủ nội dung một cách quy chuẩn.
Việc ứng dụng công nghệ sẽ mang lại những hiệu quả thông qua các platform hiện tại và công nghệ mới. Đây cũng là kỹ năng quan trọng để trao đổi với team kỹ thuật.
Việc phân tích sẽ xác định được nhu cầu kinh doanh của khách hàng, từ đó truyền đạt chính xác về sản phẩm. Hơn nữa BA sẽ phân tích các số liệu, tài liệu hay kết quả khảo sát, từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục.
Trong thời đại hiện nay, ngành công nghệ thay đổi khá nhanh, do vậy công việc của BA sẽ phải thay đổi để bắt kịp để đảm bảo sự hoàn thành của dự án.
Đây là kỹ năng quan trọng với mỗi BA. Quản lý dự án sẽ bao gồm lập kế hoạch, sắp xếp nhân viên, xử lý mọi thay đổi, dự toán ngân sách. Đối với kỹ năng quản lý này, thường BA sẽ chọn phát triển dự án theo mô hình Agile. Bởi đây là mô hình phát triển linh hoạt dựa theo phương thức lặp và tăng trưởng. Mang lại sự hoàn thiện sản phẩm nhanh chóng và người BA sẽ dễ dàng quản lý dự án.
Để tìm hiểu về mô hình Agile cùng phương pháp Scrum hãy liên hệ với Học viện Agile. Với đội ngũ giảng dạy là những chuyên gia đầu ngành về Agile sẽ giúp bạn có những kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu công việc của mình.
Qua những chia sẻ trên thì bạn nghĩ mình có nên học một khóa về BA không? Câu trả lời chỉ có bạn mới hiểu rõ. Tuy nhiên theo nhận định, việc học và chuẩn hoá kiến thức ngay từ đầu và việc khá thiết thực, tránh bỡ ngỡ trong giai đoạn bắt đầu làm việc. Bạn đã chuẩn bị hành trang tốt rồi thì sẽ tự tin và sẵn sàng làm việc bằng hết khả năng của mình.
Khi đã đi theo con đường trở thành BA chuyên nghiệp, việc học tập hay tham gia Business Analyst course cũng khá cần thiết. Bởi BA sẽ cần đến các chứng chỉ quốc tế, vừa bổ sung kiến thức vừa là bằng chứng xác nhận với các bên liên quan rằng bạn là một BA chuyên nghiệp, một BA giỏi và đạt được trình độ cao. Hãy trau dồi và nâng cao giá trị bản thân, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt cho con đường sự nghiệp của mình bạn nhé!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.