Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có những tác động to lớn và tạo nên bước chuyển mình cho toàn xã hội. Những trật tự mới đang được hình thành, sức mạnh của công nghệ bao trùm lên toàn thị trường, vừa tạo nên những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số là vấn đề tất yếu mà các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Điểm qua thực trạng của chuyển đổi số để cùng nhìn nhận hướng đi đúng đắn cho chuyển đổi số các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thực trạng quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam
Trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp, cho đến cuộc cách mạng lần thứ tư, Việt Nam mới thực sự có được bước tiến lớn về công nghệ. Chuyển đổi số ngày nay không còn được xem là tầm nhìn, là mục tiêu dài hạn mà nó trở thành thực tế bắt buộc các doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh. Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra các kế hoạch thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, với chương trình chuyển đổi số quốc gia cho đến năm 2025 và định hướng phát triển năm 2030.
Chuyển đổi số trong các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam là việc ứng dụng công nghệ số vào mô hình kinh doanh, hoạt động quản trị, kênh truyền thông và bán hàng,… để tạo ra những giá trị lớn hơn, sử dụng tối đa nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu kinh tế của IDC chỉ ra rằng, năm 2018 có tới 90% các doanh nghiệp đã bắt đầu kế hoạch chuyển đổi số ở các giai đoạn khác nhau, và 30% lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận ra được tính tất yếu của chuyển đổi số. Con số thống kê đến cuối năm 2020 cho thấy, trên 400 doanh nghiệp thuộc các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam khác nhau đã có nhận thức về vấn đề chuyển đổi số và thực hiện từ những bộ phận nhỏ như mua hàng, logistics, marketing, bán hàng, thanh toán… Điều này cho thấy, nhờ công tác truyền thông, tác động của tình hình dịch bệnh mà thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhưng còn thực hiện chậm và chưa đồng bộ.
Thách thức các doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện chuyển đổi số
Để thực hiện chuyển đổi số thành công không hề dễ dàng, ngay cả những ông lớn cũng chật vật để đồng bộ chuyển đổi số cho hoạt động kinh doanh của mình. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng gặp không ít thách thức, rào cản lớn.
Vấn đề đầu tiên và gây cản trở lớn cho quá trình chuyển đổi số thành công tính là tính sẵn sàng. Đa số văn hoá các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam còn mang tính truyền thống, đội ngũ có tính bị động. Việc nhận thức về chuyển đổi số còn hạn chế, đa phần thông tin đều được lãnh đạo truyền tải phát động thay vì có sự chủ động tìm hiểu. Vì thế mà nhận thức hạn chế, không đồng bộ về chuyển đổi số khiến cho nhiều doanh nghiệp còn đứng ngoài cuộc chơi.
Rào cản về công nghệ là vấn đề thách thức tiếp theo khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó chuyển đổi số thành công. Theo một thống kê nhỏ, có tới gần 80% máy móc, thiết bị tại các doanh nghiệp đều được sản xuất từ công nghệ cũ từ những năm 1990.
Khó khăn lớn và quan trọng không kém chính là việc thiết nhân lực có trình độ. Chuyển đổi số thường được nhắc đến là ứng dụng công nghệ vào hoạt động doanh nghiệp, nhưng yếu tố cốt lõi là phải thay đổi tư duy đội ngũ nhân sự thì mới tạo nên thành công. Con người vẫn là một trong số những trụ cột mang đến tính hiệu quả cho hoạt động chuyển đổi số.
Nhìn nhận được những khó khăn này, doanh nghiệp sẽ có giải pháp tốt để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp mình.
Hướng đi cho hoạt động chuyển đổi số
Bài toán tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam không hề đơn giản. Khó khăn nhưng không phải là không làm được.
Thực tế từ doanh nghiệp đã thực hiện tốt quá trình chuyển đổi số thành công tại Việt Nam, họ có kế hoạch tổng thể nhưng thực hiện chuyển đổi từng hoạt động. Đầu tiên và quan trọng là thay đổi nhận thức để hiểu đúng và đủ về chuyển đổi số cho đội ngũ doanh nghiệp. Từng bước chuyển đổi độc lập hoặc đồng thời các bộ phận từ bán hàng, marketing cho tới tài chính kế toán. Bước quan trọng là chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp.
Đi sâu vào quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, thấy được rõ các đơn vị đã ứng dụng rất thành công mô hình Agile. Chuyển đổi Agile là một bước đi cần thiết trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số. Các doanh nghiệp lớn như Viettel, Techcombank, VNG đều đã ứng dụng tốt Agile cho hoạt động của họ. Một số đơn vị khởi nghiệp nhỏ với sự nhận thức đúng đắn về chuyển đổi số đã kịp thời ứng dụng Agile vào mô hình hoạt động để rút ngắn quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp.
Agile là một hình làm việc hướng tới hiệu quả công việc, sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động của con người. Tác động lớn nhất của Agile là thay đổi tư duy quản trị doanh nghiệp, củng cố tư duy về ứng dụng công nghệ cho đội ngũ nhân sự. Đối với đặc điểm các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam, ứng dụng này của Agile có vai trò vô cùng to lớn, dần loại bỏ bớt những rào cản đối với doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số.
Có thể thấy Agile chính là một hướng đi phù hợp cho đa số mô hình doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam. Các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam bên cạnh những khó khăn thì vẫn còn rất nhiều cơ hội và sự hỗ trợ để bắt đầu chuyển mình ngay từ bây giờ. Chuyển đổi số ngay bây giờ hoặc doanh nghiệp bạn sẽ bị đẩy lùi phía sau và dần bị lãng quên.
Quy trình áp dụng Agile trong chuyển đổi mô hình doanh nghiệp
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: