Lập trình đầu tiên trên thế giới là ai, bạn đã biết chưa? Liệu có phải là những người đàn ông tài ba và quyền lực? Đối với những người yêu thích về công nghệ chắc hẳn đã từng tìm hiểu qua về vấn đề này rồi. Thế nhưng, vẫn có nhiều người chưa biết về điều này.
Bài viết dưới đây Học viện Agile sẽ chia sẻ, cung cấp đến bạn những thông tin về người lập trình viên đầu tiên trên thế giới.
Ngành công nghệ thông tin nói chung và lập trình viên nói riêng vốn được biết đến là một công việc với đa số nhân lực là nam giới. Thế nhưng có một sự thật ít ai biết đó chính là người lập trình viên đầu tiên trên thế giới lại là một nữ lập trình viên xinh đẹp.
Bà được biết đến với tên gọi Ada Lovelace. Bà đã miêu tả những yếu tố cơ bản làm nền tảng lý thuyết cho bất cứ ngôn ngữ trên máy tính nào.
Tên đầy đủ là Augusta Ada King sinh ngày 10/12/1815 và mất ngày 27/11/1852 tại Anh Quốc. Là con gái độc nhất của nhà thơ Lord Byron và mẹ là Annabelle Milbanke.
Ngay từ nhỏ Ada Lovelace đã được biết đến là người thông minh, sở hữu năng khiếu xuất chúng về khoa học và toán học, nhưng thật thú vị bà chỉ học với gia sư tại nhà riêng không theo học trường nào.
Bà may mắn quen biết một nhà nghiên cứu về khoa học nổi tiếng trong thế kỷ XIX – Mary Somerville. Đây là người đã hỗ trợ bà nhiều trong chặng đường công việc của mình.
Đến năm 1835 bà kết hôn và sinh ba người con.
Tuy nhiên ở tuổi 37, không may bà đã qua đời vì bệnh ung thư tử cung nan giản.
Bà Ada Lovelace bà thường được nhắc tới nhiều nhất là người có đóng góp của mình đối với chiếc máy tính vạn năng thời đầu của Charles Babbage, The Analytical Engine – máy phân tích. Đây cũng là đôi bạn thân thiết, hỗ trợ nhau trong công việc và từ đó Ada bị cuốn hút bởi các ý tưởng của Babbage.
Nhờ vào Babbage, bà Ada đã bắt tay vào học toán cao cấp với giáo sư Augustus de Morgan (University of London).
Bà đã có cơ hội tận mắt nhìn thấy cỗ máy tính đầu tiên trước khi nó hoàn thiện, bà cũng bị hút hồn bởi sự quyến rũ đặc biệt của nó.
Với niềm đam mê bất diệt về máy tính với các kỹ thuật vô cùng phức tạp, bà Ada Lovelace đã thể hiện được sự say mê và yêu thích sâu sắc khi am hiểu những nguyên tắc cơ bản để tạo nên một máy tính phân tích sơ khai chưa hoàn thiện của ông Charles Babbage.
Thang 9/1842, bà được giao nhiệm vụ dịch một bài báo về công cụ phân tích của Babbage. Trong quá trình làm việc, bà không chỉ dịch văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, mà luôn nghĩ cách suy nghĩ thêm ý tưởng riêng của mình về cô cụ này. Các ghi chép được bài soạn khảo chỉ kết thúc khi bài dịch có độ dài hơn ba lần so với bản gốc.
Và đến năm 1943, tác phẩm của Ada được xuất bản do một tạp chí khoa học tiếng Anh, Bà đã dùng 3 chữ cái đầu là “A.A.L” (ba chữ cái đầu trong tên của mình) để làm chữ kỹ cho bài báo cáo.
Bà cũng đã mô tả cách làm để mã hóa các thiết bị có thể xử lý các chữ cái và ký hiệu cùng các số đó.
Bên cạnh đó, bà cũng đã đưa ra những giả thuyết phương pháp cho công cụ lặp lại của một đoạn hướng dẫn. Đây được gọi là vòng lặp và các máy tình ngày nay thường sử dụng.
Chưa dừng lại ở đó, bà cũng là người đưa ra khái niệm tư duy chuyển tiếp và đề xuất một bản thuật toán cho phép máy tính thực hiện các lệnh để có thể phản ứng với các ứng dụng thực tế khác ngoài tính toán.
Đã có rất nhiều câu hỏi cũng như lý do khiến nhiều người tranh luận về danh hiệu lập trình viên đầu tiên trên thế giới gọi tên bà Ada Lovelace. Một số nghi vấn được đặt ra như:
Tại sao người sáng lập máy tính đầu tiên Babbage lại không phải là lập trình viên đầu tiên?
Hay bà Ada Lovelace đã gặp nhiều khó khăn và vấp ngã với toán. Vậy và liệu có thực sự am hiểu về các khái niệm máy tính không?
Bởi lẽ, trong thời kỳ đó các quan niệm về nghiên cứu toán học, máy móc hay kỹ thuật là công việc thuộc về đàn ông. Phụ nữ chỉ là những người nội trợ, vun vén hạnh phúc cho gia đình. Vì thế, bà là người được mệnh danh là lập trình đầu tiên trên thế giới đã làm dậy sóng và gây ra nhiều tranh cãi.
Những người trong công cuộc viết tiểu sử cũng đặc biệt quan tâm đến các chương trình về máy tính được thực hiện bởi Babbage, bà Ada chỉ tìm ra một lỗi trong số cách tính chuỗi Bernoulli.
Các thư từ giữa đôi bạn Babbage và Ada trong suốt chặng đường cộng tác với nhau cũng minh chứng người soạn thảo chương trình lại là Charles Babbage.
Thế nhưng, ngoài tự phát hiện lỗi trong cách tính số nói trên thì bà Ada cũng đã chỉ ra được các khả năng mà chiếc máy tính mà Babbage chưa đề cập đến.
Bà cũng dám tiên đoán: “Cỗ máy có thể sáng tác ra được những bản nhạc bất kỳ ở bất cứ cấp độ nào”.
Dẫu sao, tranh cãi mãi là tranh cãi và những tài liệu hiện có thì không thể nào phủ nhận những đóng góp của bà Ada Lovelace cho nền tin học hiện đại ngày nay. Đặc biệt là thế giới lập trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã phê chuẩn bản hướng dẫn ngôn ngữ lập trình ngôn ngữ Ada, hình ảnh của người phụ nữ tài ba này cũng được xuất hiện trên nhãn hiệu Hologram (Microsoft).
Hy vọng bài viết lập trình viên đầu tiên trên thế giới ở trên, được thực hiện bởi Học viện Agile đã mang đến bạn những thông tin hữu ích. Chúc cho những người đã và đang theo đuổi công việc lập trình viên sẽ luôn thành công và cháy hết đam mê của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật những thông tin mới – bổ ích – chuyên sâu về ngành công nghệ thông tin.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.