Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp, được hình thành và phát triển song song với quá trình xây dựng công ty và đem lại sự lớn mạnh cho doanh nghiệp. Do vậy rất nhiều doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho doanh nghiệp mình. Vậy khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, các công ty cần chú ý gì trong thời đại chuyển đổi số? Tất cả những thông tin đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nếu cơ sở vật chất là phần xác của doanh nghiệp thì văn hóa được xem là linh hồn của doanh nghiệp. Do vậy khi chuyển đổi số thì doanh nghiệp không thể tách rời với việc chuyển đổi trong văn hóa làm việc của doanh nghiệp.
Văn hóa trong chuyển đổi số sẽ mang lại nguồn lực nhân sự đầy tư duy sáng tạo cống hiến cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi số đòi hỏi cần sự thay đổi về cách thức làm việc để tạo ra hiệu quả. Điều này sẽ cần toàn bộ nhân viên trong công ty phải thay đổi để phù hợp. Mặt khác văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh từ bên trong của tập thể và cá nhân. Nếu văn hóa doanh nghiệp không thay đổi cùng thì rất khó để tạo nên sự thống nhất mạnh mẽ.
Văn hóa doanh nghiệp là điều không thể thiếu trong việc chuyển đổi số. Nhờ văn hóa doanh nghiệp mà sự chuyển đổi số sâu rộng và thực chất, mang lại sự thay đổi thực sự diện mạo mới cho doanh nghiệp. Trong một báo cáo của tập đoàn tư vấn Boston khẳng định gần 80% công ty duy trì hiệu quả hoạt động mạnh mẽ trong chuyển đổi số nhờ tập trung vào văn hóa.
Khi công ty chuyển đổi số sẽ đem lại môi trường văn hóa sáng tạo, trao quyền nhiều hơn. Do đó sẽ thu hút các nhân tài có thể mạnh và có những điểm phù hợp với công ty.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số: Con người mới là chìa khóa thành công
Vậy việc xây dựng văn hóa làm việc trong chuyển đổi số có những điểm đặc biệt gì so với cách truyền thống? Và trong chuyển đổi sô, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần có những yếu tố nào? Hãy cùng theo dõi các tiêu chí dưới đây nhé!
Nếu như văn hóa truyền thống cơ cấu tổ chức nhiều thứ bậc khiến cho việc ra quyết định chậm, thì văn hóa làm việc trong chuyển đổi số cần có sự linh hoạt. Tính linh hoạt này thể hiện qua tốc độ và khả năng ra quyết định cũng như sự đáp ứng của tổ chức với yêu cầu thay đổi về công nghệ.
Đây là nhân tố quan trong để thúc đẩy chuyển đổi số. Điều này đòi hỏi công ty phải ủng hộ những tư tưởng đột phá, tìm tòi những ý tưởng mới.
Các doanh nghiệp cần phải hiểu việc thay đổi không bao giờ kết thúc và cần nhiều việc phải làm. Trong thế giới thị trường hiện nay, sự cạnh tranh khá khốc liệt, với nhiều công cụ mới và xu hướng mới. Do đó doanh nghiệp cần phải xác định điều này để duy trì năng lực cải tiến để phục vụ khách hàng nhanh hơn và tốt hơn.
Khi doanh nghiệp phát triển trong chuyển đổi số cần có sự gắn kết giữ các phòng ban, bộ phận chuyên môn để phát triển kỹ năng. Nhờ sự gắn kết này giúp cho doanh nghiệp bền chặt và vững vàng hơn. Và khi doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp gì hay dữ liệu, ý tưởng sẽ dễ dàng hơn.
Khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm sẽ giúp việc phát triển sản phẩm sẽ đảm bảo tiến độ nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh. Có thể nói chuyển đổi số thúc đầy các công ty thay đổi cách thức làm việc phù hợp với thị trường mới trong đó khách hàng làm trọng tâm.
Khi chuyển đổi số ứng dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, sẽ minh bạch hóa các con số. Từ đó mọi người đều thấy rõ bức tranh kinh doanh của công ty. Và sau đó là sự điều chỉnh phù hợp và linh hoạt hơn.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong chuyển đổi số cần phải hướng tới sự trao quyền cho mọi người. Từ đó mỗi người sẽ có ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ để hoàn thành công việc.
=> Xem thêm: Lưu ý khi chuyển đổi số với 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp
Agile là một trong những cách thức tổ chức làm việc cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao khi quản lý dự án, phát triển sản phẩm.
Đây là mô hình được các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, Apple,.. ứng dụng trong thời kỳ chuyển đổi số.
Và mô hình này phù hợp với việc xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bất cứ sự thay đổi nào cũng đều cũng cần yếu tố con người. Với mô hình Agile sẽ giúp bạn có thể tạo ra một đội hình năng động, hiệu suất cao, sáng tạo, sẵn sàng thay đổi để phát triển sản phẩm kịp thời.
Khi sử dụng mô hình Agile, các nhóm sẽ luôn học hỏi và điều chỉnh, cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhanh nhất. Và việc này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh. Chính nhờ điều này mà mọi thành viên trong team sẽ có thời gian để giao tiếp, gắn kết với mọi người để mở rộng hoặc chia sẻ kiến thức.
Nhờ sự giao tiếp liên tục, phản hồi và quản lý các bên liên quan nên các dự án luôn được cải tiến, những thiếu sót sẽ được khắc phục triệt để. Đồng thời do dự án được “sửa chữa” theo sự phản hồi của khách hàng nên việc hoàn thiện sản phẩm sẽ nhanh chóng, đảm bảo hiệu quả khi hoàn thành.
Mô hình Agile sẽ giúp các thành viên trong teams và các bộ phận liên quan đều biết được dự án đang diễn ra như thế nào với các dữ liệu chi tiết minh bạch, biểu đồ tiến độ cụ thể,…Từ đó mọi người dẽ dàng theo dõi tiến độ và có thể bám sát mục tiêu quản lý và hoàn thành.
Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn về những yếu tố cần có khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam, cũng như giới thiệu về mô hình Agile- xu hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên toàn cầu. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng hơn khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.