Câu chuyện chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vẫn là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm trong chiến lược phát triển đường dài. Thay đổi mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là bước đi quan trọng hàng đầu gia tăng tỷ lệ thành công trong hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nóng hổi này.
Đặc điểm mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là cách thức mà doanh nghiệp tổ chức nên tất cả các hoạt động của mình, với mục đích đảm bảo các yếu tố của doanh nghiệp đều được vận hành một cách nhịp nhàng, phù hợp. Một mô hình quản lý doanh nghiệp hiệu quả thường đáp ứng được các đặc điểm: dòng chảy thông tin được chính xác và kịp thời; các bộ phận phối hợp với nhau để tạo ra tính hiệu quả cao trong công việc; mọi vấn đề thông tin, dữ liệu phát sinh đều tìm được nguyên nhân; và tất cả phục vụ cho hiệu quả kinh doanh đạt được tốt nhất, năng suất lao động được sử dụng tối ưu nhất.
Các mô hình quản lý doanh nghiệp sẽ được xây dựng, áp dụng và dần cải tiến theo thời gian. Doanh nghiệp vừa và nhỏ với thời gian hoạt động thường ngắn, quy trình này thường chưa được tối ưu nhất. Đặc điểm dễ thấy ở mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự tập trung quyền lực về một mối, thiếu sự chuyên môn hoá.
Sự tập trung quyền lực thể hiện ở việc bộ phận lãnh đạo là người đa nhiệm. Không chỉ thực hiện việc vận hành và phát triển doanh nghiệp mà còn đảm nhiệm thêm việc quản lý tài chính sổ sách, quản lý doanh số bán hàng hay còn chính là người chăm sóc khách hàng. Mọi vấn đề, mọi quyết định hầu hết nằm ở người đứng đầu là chủ doanh nghiệp. Một nhân sự làm tại doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một người đa nhiệm, hệ thống nhân sự thiếu tính chuyên môn hoá. Một nhân viên bán hàng có thể kiêm luôn cả chăm sóc khách hàng, hỗ trợ hoạt động marketing.
Điều này thường chỉ có lợi ở thời gian đầu, về lâu dài và trong thực tế cạnh tranh hiện nay nó không mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với góc nhìn của người hiểu về chuyển đổi số, thay đổi mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ này là vấn đề cần được thực hiện đầu tiên.
Chuyển đổi số mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có tác động như thế nào?
Đối với mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự khác biệt lớn giữa quy mô, thiếu năng lực tranh về sản phẩm hay công nghệ so với các ông lớn là vấn đề luôn luôn tồn tại và cần nguồn lực lớn để rút ngắn khoảng cách. Nhưng nếu biết tận dụng tốt và thực hiện sớm chuyển đổi số thì đó lại là một câu chuyện khác. Nhờ vào những lợi ích và chuyển đổi số mang lại, hệ thống mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự chuyển mình, tạo nên những tác động lớn mạnh tới doanh nghiệp. Cụ thể:
Tiết kiệm và hiệu quả
Có thể hiểu, hoạt động chuyển đổi số cho trong mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là việc đơn giản hoá và cùng hợp nhất các quy trình để hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động doanh nghiệp. Trong đó có hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, marketing, vận hành doanh nghiệp, quy trình sản xuất… Mọi việc đều được đơn giản hoá nhờ công nghệ thì sẽ tiết kiệm được về thời gian và chi phí, mặt khác lại gia tăng tính hiệu quả của các hoạt động, gia tăng năng suất lao động.
Cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Hoạt động chuyển đổi số được thực hiện toàn diện, khách hàng là đối tượng chính sau doanh nghiệp được hưởng những lợi ích. Trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm dịch vụ sẽ được cải thiện, theo chuẩn cá nhân hoá tạo nên những dấu ấn riêng biệt.
Phát triển nhanh hơn nhờ vào data
Tất cả chúng ta đang sống trong thời đại của big data, của AI. Một nguồn dữ liệu càng lớn được khai thác, được thu thập và phân tích thì đó chính là nguồn tài nguyên quý giá cho doanh nghiệp. Từ những phân tích số liệu, doanh nghiệp nhìn nhận được thực trạng thị trường, xu hướng phát triển, thực tế sản phẩm dịch vụ mình cung cấp để từ đó có được hướng đi tốt hơn trong tương lai.
Lợi ích của chuyển đổi số trong mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ
Làm gì để chuyển đổi số mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công
Sự khác biệt về quy mô sản xuất, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ so với các ông lớn là điều dễ dàng nhận thấy. Nhưng đó không phải là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình chuyển đổi số. Chính cách thức hoạt động, mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề thách thức các doanh nghiệp này thực hiện chuyển mình thành công. Nhìn nhận theo một cách khác, đó là thay đổi tư duy của đội ngũ nhân sự doanh nghiệp.
Các giai đoạn trong quá trình chuyển đổi số mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trải qua: chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi mô hình quản trị, kết nối kinh doanh và quản trị công nghệ.
Đặc biệt, với đặc điểm mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong tiến trình chuyển đổi số, điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp chính là việc tìm hiểu và ứng dụng tốt chuyển đổi Agile/Scrum. Agile là một trong những chìa khoá tạo nên chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp lớn trên thế giới.
Kinh nghiệm cho thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu ứng dụng Agile cho giai đoạn đầu của chuyển đổi số thì tốc độ phát triển sẽ tăng lên đáng kể và có thể rút ngắn quá trình chuyển mình và rút ngắn khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh lớn hơn trong ngành. Bởi Agile không chỉ là sự ứng dụng công nghệ vào quá trình vận hành doanh nghiệp. Agile sẽ tạo nên một làn sóng, thay đổi nhận thức và tư duy của đội ngũ để hiểu và làm đúng quá trình chuyển đổi số, tạo nên những giá trị mới cho doanh nghiệp.
Được nhắc đến nhiều nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và thực hiện thành công. Hy vọng với sự cải tiến về mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tạo nên những thành công nhất định cho chiến lược chuyển đổi số chính của doanh nghiệp.
Lợi ích của Agile trong chuyển đổi số
Chương trình tư vấn và huấn luyện mô hình quản lý doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: