Scrum Master không quản lý nhân sự, không quản lý tiến độ, cũng chẳng quản lý công việc được gán cho ai, càng không quản lý tiền bạc, hay yêu cầu. Vậy thế cái tay này làm cái gì?
Mục lục
ToggleScrum Master là một vai trò then chốt giúp Nhóm Scrum làm việc hiệu quả. Scrum Master không trực tiếp tham gia vào công việc làm ra sản phẩm, nhưng là chất kết dính để các bên phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt. Scrum Master không phải là quản lý của Nhóm, mà là một lãnh đạo theo phong cách phục vụ (Servant Leader).
Scrum Master có trách nhiệm đảm bảo Scrum như được định nghĩa trong Hướng dẫn Scrum. Scrum Master thực hiện nghĩa vụ này bằng cách giúp các thành viên trong Nhóm Scrum và tổ chức hiểu lý thuyết và kỹ thuật Scrum.
Scrum Master có trách nhiệm với hiệu quả của Nhóm Scrum bằng cách giúp nhóm cải thiện các kỹ thuật trong khung Scrum. Scrum Master là một lãnh đạo đích thực, người phục vụ Nhóm Scrum và tổ chức.
Scrum Master phục vụ Product Owner thông qua một số công việc như:
Scrum Master phục vụ Nhóm Phát triển thông qua một số công việc như:
Scrum Master phục vụ tổ chức thông qua một số công việc như:
Họp là cơ chế rất quan trọng để giao tiếp, báo cáo, giải quyết vấn đề, minh bạch thông tin,… trong nhóm. Scrum có rất nhiều cuộc họp để từ đó không cần hoặc cần ít hơn những cuộc họp và giao tiếp khác.
Công việc của Scrum Master gắn liền với nhiều cuộc họp chính thức và không chính thức như họp Lập kế hoạch Sprint, họp Sơ kết Sprint, họp Cải tiến Sprint, họp viết yêu cầu, họp Scrum Hằng ngày và nhiều buổi họp đột xuất khác.
Khi một cuộc họp không được tổ chức tốt thường tốn rất nhiều thời gian của cả nhóm. Ví dụ, trong một buổi họp, cả nhóm 6 người phải đợi một thông tin chưa được chuẩn bị sẵn 5 phút thì tổng cả nhóm đã lãng phí 30 phút. Do đó, tổ chức các cuộc họp hiệu quả là việc đóng góp rất nhiều giá trị cho nhóm. Scrum Master là người tổ chức sự chuẩn bị tốt cho các cuộc họp, điều phối và hỗ trợ để các cuộc họp thật hiệu quả.
Để “quan sát” hiện trạng và cảm nhận thực tế làm việc của nhóm, Scrum Master có thể bắt đầu với hàng loạt câu hỏi: Mình có nhìn thấy bảng công việc không? Khách hàng có biết việc gì đang diễn ra trên bảng không? Có gì được cập nhật từ hôm qua đến nay không? Có nhìn thấy biểu đồ Burndown không? Có điểm nào bất thường trên biểu đồ Burndown không?
Để điều tra, “đào bới” thêm, Scrum Master có thể dùng các câu hỏi Socratic: Tôi nhận thấy <tình huống>, chúng ta sẽ làm gì? Tôi quan sát thấy <tình huống>, nó có quan trọng không? Tôi thấy <cảm giác>, bạn có thấy điều đó? Chúng ta sẽ cố tìm lý do của <tình trạng>? Bạn nghĩ chúng ta cần làm gì? Ai có ý tưởng gì về <tình trạng>? Điều này có hiệu quả không? Bạn đã quyết định điều gì? Bạn nên làm gì với <tình huống/vấn đề> này?
Để điều tra nguyên nhân của vấn đề, Scrum Master còn phải thành thạo và liên tục sử dụng 5Whys (Hỏi 5 lần tại sao) để tìm ra cách thúc đẩy nhóm tiến lên.
Các thông tin quan sát được, điều tra được, cần lưu trữ và tổ chức khoa học để tiện cho cá nhân và đội nhóm truy xuất.
Các trở ngại rất đa dạng, từ khó khăn trong giao tiếp, những hỏng hóc của trang thiết bị làm việc hay khó thu xếp với khách hàng hoặc quá thiếu thốn nguồn lực,… Sử dụng 5Whys để tìm những phương án cho các tình huống khó khăn. Ngoài ra, Scrum Master có thể duy trì một danh sách trở ngại (Impediment Backlog) và cùng với các bên để tháo gỡ dần dần. Đây là một trong những công việc quan trọng và thường trực nhất của Scrum Master.
Product Owner của tôi làm việc thế nào? Các Nhà Phát triển đang làm việc thế nào? Các kỹ thuật đang được dùng thế nào? Tổ chức đang làm việc ra sao? Ai cần được huấn luyện về cái gì? Quy trình có dư thừa cái gì không? Có thể mua sắm hay làm mới công cụ gì để tăng năng suất và gia tăng không khí vui vẻ không?
Đó là những câu hỏi mà Scrum Master có thể tự mình đặt ra hằng ngày bên cạnh việc tổ chức sự kiện Cải tiến Sprint cho thật hiệu quả để liên tục tìm kiếm các cải tiến, giúp nhóm làm việc hiệu quả hơn, vui vẻ hơn.
Scrum Master có thể duy trì một Kaizen log để ghi nhận theo dõi cải tiến qua thời gian, làm thành dữ liệu để tổng hợp và chia sẻ những cải tiến quan trọng cho các nhóm khác hoặc chuyển giao cho Scrum Master mới khi mình không còn làm việc trong Nhóm Scrum nữa.
Thông qua seminar, workshop, coaching bằng hội thoại hoặc làm mẫu,… để giúp các thành viên thành thục Scrum và cách thức giải quyết vấn đề.
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.