SAFe dựa trên mười nguyên tắc Lean-Agile cơ bản, bất biến. Những nguyên lý và khái niệm kinh tế này truyền cảm hứng cũng như cung cấp thông tin về các vai trò và thực hành của SAFe.
Tại sao phải tập trung vào các nguyên tắc?
Xây dựng phần mềm cấp doanh nghiệp và hệ thống vật lý mạng là một trong những thách thức phức tạp nhất mà ngành công nghiệp của chúng ta phải đối mặt ngày nay. Và tất nhiên, các doanh nghiệp xây dựng những hệ thống này cũng ngày càng phức tạp hơn. Chúng lớn hơn và phân tán hơn bao giờ hết. Việc sáp nhập và mua lại, phát triển đa quốc gia (và đa ngôn ngữ) một cách phân tán, offshore và tăng trưởng nhanh chóng đều là một phần của giải pháp. Nhưng chúng cũng là một phần của vấn đề.
May mắn là chúng ta có một kho kiến thức tuyệt vời và ngày càng gia tăng có thể giúp ích. Nó bao gồm các nguyên tắc và phương pháp Agile, tư duy tinh gọn và tư duy hệ thống, thực hành luồng phát triển sản phẩm và các quy trình Lean. Các nhà lãnh đạo tư tưởng đã đi trên con đường này trước chúng ta và để lại dấu vết trong hàng trăm cuốn sách và tài liệu tham khảo.
Mục tiêu của SAFe là tổng hợp khối kiến thức này cùng với các bài học rút ra từ hàng trăm lần triển khai. Điều này tạo ra một hệ thống thực hành tích hợp, đã được chứng minh giúp gia tăng sự gắn kết của nhân viên, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, nâng cao chất lượng giải pháp và năng suất của nhóm. Tuy nhiên, do sự phức tạp của vấn đề nên không có giải pháp sẵn có cho các thách thức riêng của từng doanh nghiệp. Không phải mọi thực hành do SAFe đề xuất sẽ được áp dụng như nhau trong mọi trường hợp. Đây là lý do chúng tôi làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng các thực hành SAFe dựa trên các nguyên tắc cơ bản bền vững. Bằng cách đó, chúng ta có thể tự tin rằng các phương pháp thực hành có thể áp dụng được trong hầu hết tình huống.
Và nếu những thực hành đó không đạt được kết quả như mong đợi, thì các nguyên tắc cơ bản sẽ định hướng cho các nhóm đảm bảo rằng họ đang liên tục tiến tới mục tiêu của Lean: “thời gian sản xuất (lead time) ngắn nhất và bền vững, với chất lượng và giá trị tốt nhất cho mọi người và xã hội”.
SAFe dựa trên mười khái niệm cơ bản được phát triển từ các nguyên tắc và phương pháp Agile, phát triển sản phẩm tinh gọn, tư duy hệ thống và qua quan sát từ các doanh nghiệp thành công. Chúng được tóm tắt trong các phần sau.
#1 – Có góc nhìn kinh tế
Việc chuyển giao ‘giá trị và chất lượng tốt nhất cho mọi người và xã hội trong thời gian sản xuất ngắn nhất và bền vững’ đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản về tính kinh tế của việc xây dựng hệ thống. Các quyết định hàng ngày phải được đưa ra trong bối cảnh kinh tế phù hợp. Điều này bao gồm chiến lược phân phối giá trị gia tăng và khuôn khổ kinh tế rộng hơn cho mỗi luồng giá trị. Khuôn khổ kinh tế này nêu bật sự cân bằng giữa rủi ro, Chi phí trì hoãn (CoD), chi phí sản xuất, vận hành và phát triển. Ngoài ra, mọi luồng giá trị phát triển phải hoạt động trong bối cảnh ngân sách được phê duyệt và tuân thủ các biện pháp kiểm soát hỗ trợ việc ra quyết định phi tập trung.
#2 – Áp dụng tư duy hệ thống
Edwards Deming quan sát thấy rằng, để giải quyết các thách thức tại nơi làm việc và thị trường đòi hỏi sự hiểu biết về các hệ thống mà người lao động và người dùng hoạt động. Những hệ thống như vậy rất phức tạp và bao gồm nhiều thành phần có liên quan với nhau. Nhưng tối ưu hóa một thành phần không đồng nghĩa với việc tối ưu hóa toàn bộ hệ thống. Để cải thiện, mọi người phải hiểu mục tiêu lớn hơn của hệ thống. Trong SAFe, tư duy hệ thống được áp dụng cho hệ thống đang được phát triển cũng như tổ chức xây dựng hệ thống.
#3 – Giả định về sự thay đổi và bảo toàn các lựa chọn
Các thực hành thiết kế và vòng đời truyền thống khuyến khích sớm lựa chọn một phương án thiết kế và yêu cầu duy nhất trong quá trình phát triển. Thật không may, nếu điểm khởi đầu đó là lựa chọn sai lầm thì những điều chỉnh trong tương lai sẽ tốn quá nhiều thời gian và có thể dẫn đến một thiết kế không tối ưu. Một cách tiếp cận tốt hơn là duy trì nhiều tùy chọn yêu cầu và thiết kế trong thời gian dài hơn trong chu kỳ phát triển. Dữ liệu thực nghiệm sau đó được sử dụng để thu hẹp phạm vi, tạo ra một thiết kế có kết quả tối ưu về mặt kinh tế.
#4 – Phần tăng trưởng với chu kỳ tích hợp nhanh hơn
Việc phát triển các giải pháp theo hướng tăng trưởng thông qua một loạt các vòng lặp ngắn giúp thu thập phản hồi từ khách hàng nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro. Các phần tăng trưởng tiếp theo được xây dựng dựa trên những phần trước. Vì ‘hệ thống luôn chạy’ nên một số phần tăng trưởng có thể dùng làm nguyên mẫu để thử nghiệm thị trường và xác thực; một số khác trở thành sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP). Một số khác sẽ mở rộng hệ thống với chức năng mới và có giá trị. Ngoài ra, những phản hồi nhanh và sớm này giúp xác định thời điểm cần ‘xoay vòng’ khi cần thiết để thực hiện một hành động thay thế.
#5 – Xác định các mốc quan trọng trong việc đánh giá khách quan hệ thống làm việc
Chủ doanh nghiệp, nhà phát triển và khách hàng có chung trách nhiệm đảm bảo rằng việc đầu tư vào các giải pháp mới sẽ mang lại lợi ích kinh tế. Mô hình phát triển được thiết kế theo giai đoạn, tuần tự, để giải quyết thách thức này, nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng nó không giảm thiểu rủi ro như mong đợi. Trong quá trình phát triển Lean-Agile, các điểm tích hợp cung cấp các cột mốc theo mục tiêu để đánh giá giải pháp trong suốt vòng đời phát triển. Việc đánh giá thường xuyên giúp đảm bảo khả năng quản lý tài chính, kỹ thuật và phù hợp với mục đích cần thiết để việc đầu tư liên tục sẽ mang lại lợi nhuận tương xứng.
#6 – Tạo luồng giá trị không bị gián đoạn
Nguyên tắc thứ ba trong Tư duy Tinh gọn là ‘tạo ra luồng giá trị không bị gián đoạn.’ Làm như vậy đòi hỏi sự hiểu biết về luồng giá trị, các thuộc tính của hệ thống luồng giá trị và cách những thuộc tính này có thể tăng tốc hoặc cản trở luồng giá trị thông qua bất kỳ hệ thống đặc thù nào. Nguyên tắc số 6 làm nổi bật tám thuộc tính phổ biến của hệ thống dựa trên luồng và cung cấp các đề xuất cụ thể để loại bỏ các trở ngại này.
#7 – Áp dụng nhịp độ và đồng bộ với lập kế hoạch liên phòng ban
Việc thiết lập một chu trình hoạt động định kỳ và ổn định, giúp dự đoán được các sự kiện và cung cấp một sự liên tục, phù hợp và điều chỉnh trong quá trình phát triển. Ngoài ra, việc đồng bộ hóa giúp thấu hiểu, giải quyết và tích hợp nhiều quan điểm khác nhau cùng một lúc. Như vậy, việc thiết lập một lịch trình phát triển định kỳ và đồng bộ hóa các hoạt động, kết hợp với lập kế hoạch định kỳ từ các phòng ban khác nhau, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả trong khi đối mặt với sự không chắc chắn trong quá trình phát triển.
#8 – Giải phóng động lực nội tại của người lao động tri thức
Các nhà lãnh đạo Lean-Agile hiểu rằng, ý tưởng, sự đổi mới và sự gắn kết của nhân viên thường không được thúc đẩy bởi khen thưởng. Những phần thưởng khuyến khích cá nhân như vậy có thể tạo ra cạnh tranh nội bộ và phá hủy tinh thần hợp tác cần thiết để đạt được mục tiêu lớn hơn của hệ thống. Cung cấp quyền tự chủ và mục đích, giảm thiểu các ràng buộc, tạo môi trường ảnh hưởng lẫn nhau và hiểu rõ hơn về vai trò của lương thưởng là chìa khóa để đạt được mức độ gắn kết cao hơn của nhân viên. Cách tiếp cận này mang lại kết quả tốt hơn cho các cá nhân, khách hàng và doanh nghiệp.
#9 – Phân quyền ra quyết định
Để đạt được mục tiêu chuyển giao giá trị nhanh chóng đòi hỏi phải có sự phân quyền trong việc ra quyết định. Điều này làm giảm sự chậm trễ, cải thiện quy trình phát triển sản phẩm, cho phép phản hồi nhanh hơn và tạo ra các giải pháp sáng tạo hơn được thiết kế bởi những người có hiểu biết sâu nhất ở cấp độ bộ phận. Tuy nhiên, một số quyết định mang tính chiến lược, toàn cầu và có quy mô kinh tế sẽ phù hợp với việc ra quyết định tập trung. Vì cả hai loại quyết định này đều xảy ra nên việc tạo ra một khung ra quyết định đáng tin cậy là một bước quan trọng trong việc trao quyền cho nhân viên và đảm bảo luồng giá trị vận hành nhanh chóng.
#10 – Sắp xếp theo giá trị
Nhiều doanh nghiệp hiện nay được tổ chức dựa trên các nguyên tắc được phát triển trong thế kỷ trước. Với cách gọi là hiệu quả dự kiến, hầu hết doanh nghiệp đều được tổ chức xoay quanh chuyên môn chức năng. Nhưng trong thời đại kỹ thuật số, lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là tốc độ mà tổ chức có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các giải pháp mới mẻ và sáng tạo. Những giải pháp này yêu cầu sự hợp tác giữa tất cả các bộ phận chức năng, với các yếu tố phụ thuộc, chuyển giao, lãng phí và chậm trễ hiện hữu. Thay vào đó, sự linh hoạt trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp tổ chức xoay quanh giá trị để chuyển giao nhanh hơn. Và khi nhu cầu của thị trường và khách hàng thay đổi, doanh nghiệp phải nhanh chóng và tổ chức lại một cách liền mạch xoay quanh luồng giá trị mới đó.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.