Hoạt động của doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều rủi ro, trong đó phổ biến nhất là rủi ro tài chính. Tuy nhiên, vấn đề quản trị rủi ro tài chính vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận diện và kiểm soát rủi ro tài chính hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
ToggleRủi ro tài chính luôn tồn tại tiềm ẩn trong mỗi doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một số rủi ro doanh nghiệp có thể trực tiếp kiểm soát; nhưng phần lớn rủi ro đều nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro tài chính là một yếu tố quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đảm bảo quá trình vận hành thành công. Bao gồm các hoạt động như nhận diện các rủi ro có thể xảy ra, đánh giá tác động đối với hoạt động kinh doanh và chuẩn bị kế hoạch đối phó với những sự kiện bất lợi.
Tác động của rủi ro tài chính đến chi phí của doanh nghiệp thể hiện ở 3 khía cạnh:
Các dự án có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư thì doanh nghiệp thường xem xét lợi nhuận mang lại có tương xứng với những rủi ro có thể gặp phải không. Đặc biệt là rủi ro tài chính có thể dẫn đến tình trạng gia tăng chi phí và xói mòn lợi nhuận nếu không có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả.
Tác động của rủi ro tài chính đến lợi nhuận của doanh nghiệp có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, tiêu biểu nhất là các rủi ro về giảm giá hàng hóa, dịch vụ đầu ra; tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính; quản trị rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro thanh khoản của doanh nghiệp.
Tác động của rủi ro tài chính đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp suy cho cùng là tác động đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ càng cao. Từ đó, giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro trong quản trị rủi ro và khủng hoảng, thanh toán nợ phải trả đến hạn, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ và rủi ro phá sản.
Rủi ro tài chính sẽ kéo theo sự sụt giảm dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Rủi ro tài chính gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư, từ đó dẫn tới sự sụt giảm của giá trị doanh nghiệp.
Có 4 bốn loại rủi ro tài chính thường gặp là: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.
Rủi ro thị trường liên quan đến sự biến động của giá cả thị trường, lãi suất, giá cổ phiếu, tỷ giá… và ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản của doanh nghiệp. Các công ty sẽ đánh mất lợi nhuận nếu không thể đưa ra các phương án thích ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng cũng như sự cạnh tranh gắt gao của các đối thủ.
Rủi ro tín dụng liên quan đến:
Rủi ro thanh khoản bao gồm rủi ro thanh khoản tài sản và rủi ro thanh khoản nguồn vốn hoạt động.
Rủi ro hoạt động liên quan đến các hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: rủi ro về gian lận, kiện tụng, nhân sự và rủi ro áp dụng mô hình kinh doanh không phù hợp.
Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, năng lực và phong cách của nhà quản trị, các doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập bộ phận quản trị rủi ro tài chính thuộc phòng quản trị rủi ro; thuộc phòng quản trị tài chính; bổ sung chức năng quản trị rủi ro tài chính cho các bộ phận quản trị hiện có; sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị rủi ro tài chính.
Nhà quản trị cần tuân thủ tiến trình quản trị rủi ro tài chính 5 bước sau đây:
Các dấu hiệu nhận dạng quản trị rủi ro tài chính cơ bản có thể kể đến như rủi ro thanh khoản, phá sản, rủi ro hối đoái… Nhà quản trị có thể sử dụng nhiều kỹ thuật như: bảng liệt kê; phân tích báo cáo tài chính; giao tiếp trong nội bộ tổ chức; giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp; phân tích hợp đồng; nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ.
Nhà quản trị cần tìm kiếm nguồn tài trợ cho các tổn thất gây nên bởi quản trị rủi ro tài chính. Trong đó, nên kết hợp hài hòa các giải pháp tự tài trợ tổn thất của doanh nghiệp với các quỹ dự phòng và chia sẻ tổn thất ở cấp độ tập đoàn, hiệp hội, liên minh doanh nghiệp hoặc các công cụ tài chính phái sinh.
Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng nên tài trợ cho các hoạt động quản trị rủi ro tài chính, các phương tiện nhận dạng, phân tích và kiểm soát quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng như các dịch vụ tư vấn bên ngoài.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số hoạt động hỗ trợ để gia tăng hiệu quả quản trị rủi ro tài chính như:
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì và vai trò của quản trị rủi ro tài chính. Quản trị rủi ro tài chính cũng là một phần quan trọng trong quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của các dự án.
Để giúp nhà quản lý dự án quản trị rủi ro tài chính, kiểm soát tiến độ dự án và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả, Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.