Có thể bạn đã đọc rất kĩ về OKR nhưng vẫn chưa biết được triển khai OKR sao cho hợp lý? Vậy hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi để hiểu sâu sắc cách xác định Mục tiêu (O).
Ví dụ: Tiếp tục đào tạo nhân viên, duy trì vốn thị trường, tiếp tục nghiên cứu thêm về phương pháp đào tạo.
Lưu ý khi xác định O, chúng ta nên đề cập đến những tác động về sự thay đổi rõ ràng thay vì việc mơ hồ “tiếp tục, duy trì”. Việc này chắc chắn sẽ không giúp cho tổ chức của mình phát triển và lớn mạnh hơn thay vì việc đứng yên tại chỗ với những điều đã cũ và đã đạt được.
Thông thường, câu hỏi tốt nhất để làm rõ mục tiêu là: “Ý của bạn là gì với khái niệm A?”. Ví dụ, nếu ai đó đề xuất mục tiêu là: “Tạo nên giá trị cho khách hàng”, thì với vai trò là người tham gia thảo luận, phân tích, đánh giá mục tiêu, chúng ta hãy cố gắng làm sáng tỏ mục tiêu ấy. Giá trị ở đây là giá trị gì? Khách hàng ở đây là ai, có phải tất cả khách hàng không? Việc cụ thể hoá mục tiêu sẽ giúp chúng ta tập trung hơn khi thực hiện các mục tiêu.
Sử dụng các hình ảnh ẩn dụ hoặc các sáo ngữ có thể khiến cho người tiếp nhận hiểu nhầm, không đúng mục tiêu mà chúng ta mong muốn. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, không đa nghĩa sẽ tránh được sự hiểu nhầm. Thêm vào đó, sử dụng ngôn ngữ tích cực sẽ khuyến khích sự sáng tạo, chính vì vậy khi xây dựng mục tiêu, chúng ta nên cẩn trọng trong việc lựa chọn ngôn từ, tập trung tiếp cận những vấn đề chúng ta muốn, tránh đề cập đến những vấn đề chúng ta không muốn làm.
Ví dụ, chúng ta muốn cải thiện thói quen làm việc của các thành viên trong nhóm, khi xây dựng mục tiêu, ta có thể có hai lựa chọn. Chúng ta có thể nói: “Cắt giảm thời gian họp/làm việc quá giờ”, hoặc chúng ta có thể nói: “Nghiên cứu nhiều hơn về cách thức xây dựng thói quen mới”. Nếu lựa chọn phương án đầu, chúng ta chỉ cần điều chỉnh bằng cách cắt thay đổi sự việc sẵn có ở hiện tại, không cần mất công tìm hiểu thêm. Trong khi đó, việc lựa chọn phương án sau sẽ bắt buộc chúng ta phải nghiên cứu về các phương thức xây dựng thói quen, xác định những vấn đề liên quan đến xây dựng thói quen, và cuối cùng làm sao để thành công. Việc lựa chọn ngôn ngữ tích cực, hướng đến sự thay đổi sẽ khuyến khích không gian sáng tạo.
=> Xem thêm: Viết O trước hay KR trước?
Đây là một nguyên lí đơn giản nhưng thường xuyên bị bỏ quên. Mục tiêu là một tuyên bố phác thảo mục tiêu định lượng đã được thiết kế để giúp tổ chức phát triển, do đó, bắt đầu bằng một động từ để chỉ ra hành động và định hướng.
Ví dụ, khi chúng ta muốn đề cập tới chủ đề sự trung thành của khách hàng, chúng ta không nên đề cập một cách chung chung mà nên cung cấp hướng dẫn làm cách nào để đạt được điều đó. Tổ chức muốn tối ưu hoá sự trung thành của khách hàng, hay muốn xây dựng sự trung thành, cải thiện sự trung thành? Mỗi vẫn đề này đều rất khác nhau, và cần những chiến lược hành động khác nhau. Những động từ hành động sẽ đưa cho chúng ta các mục tiêu để thực hiện rõ ràng.
Mỗi mục tiêu đề ra cần có một vài dòng mô tả ngắn, xác định rõ ràng mục tiêu hướng đến điều gì. Thêm phần mô tả sẽ giải thích ngắn gọn tại sao mục tiêu lại quan trọng, tính liên kết của mục tiêu với mục tiêu lớn của tổ chức, và những hỗ trợ nội bộ, hay các yếu tố tạo nên thành công. Đơn giản hơn, phần mô tả mục tiêu là một ghi chú cho CEO của chúng ta xác định, tại sao mục tiêu này nên tồn tại.
Đặt O hoàn toàn không dễ dàng và chỉ được hiển thị qua các con số như KPI. Tuy nhiên OKR dường như luôn bộc lộ được những điểm mạnh nổi trội hơn so với KPI qua việc phát triển đồng bộ doanh nghiệp, thay đổi văn hóa và môi trường làm việc tích cực, hạnh phúc. Điều này trái lại với những con số khô khan và rời rạc như KPI, mọi người chỉ tập trung để hoàn thành mục tiêu của cá nhân, của nhóm nhỏ. Dưới đây là những Checklist vô cùng quan trọng mà Học viện Agile đã đúc kết được sau khi triển khai OKR cho hơn 200 doanh nghiệp:
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.