Cùng với sự phát triển của Agile/Scrum, Scrum Master cũng trở thành một vị trí nhận được sự săn đón trên thị trường lao động. Đó cũng là lý do chứng chỉ dành cho Scrum Master như Professional Scrum Master (PSM) trở thành một trong những chứng chỉ quan trọng mà một Scrum Master cần có. Đối với những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ PSM, việc chọn lựa những đầu sách Professional Scrum Master phù hợp là một khởi đầu tuyệt vời để củng cố kiến thức nền tảng về Scrum.
1. PSM là gì?
PSM (Professional Scrum Master) là chứng chỉ do Scrum.org cấp, nhằm chứng minh năng lực và hiểu biết sâu rộng về Scrum dành cho Scrum Master và những người đang đảm nhiệm công việc của Scrum Master không chính thức như PM, Team Lead, Senior Dev, PQA, Coordinator. Sở hữu chứng chỉ PSM không chỉ khẳng định kiến thức chuyên môn về Scrum mà còn minh chứng cho khả năng áp dụng linh hoạt các nguyên tắc Agile/Scrum trong thực tế công việc và dự án.
2. Tại sao phải lấy chứng chỉ PSM?
Sở hữu chứng chỉ PSM mang lại nhiều lợi ích như:
- Tăng cường hiệu quả công việc: Kiến thức về Scrum giúp đổi mới cách tổ chức công việc, nâng cao hiệu suất làm việc của nhóm và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Gia tăng uy tín cho Scrum Master: chứng chỉ PSM thể hiện hiểu biết, năng lực và khả năng áp dụng có tính hệ thống của Scrum Master cũng như giúp nhóm đạt được mục tiêu đã đề ra. Từ đó, Scrum Master sẽ tạo dựng được uy tín cá nhân với các thành viên trong nhóm và đạt được sự tín nhiệm của cấp trên cũng như đồng cấp trong công ty.
- Gia tăng cơ hội nghề nghiệp: Chứng chỉ PSM mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt trong các tổ chức đang áp dụng phương pháp Agile không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
3. Sách Professional Scrum Master dùng để ôn tập thi PSM cho người mới học
Để chuẩn bị cho kỳ thi PSM, bạn cần có được nền tảng kiến thức vững chắc về Agile/Scrum. Dưới đây là ba cuốn sách được các chuyên gia đánh giá cao thường dùng làm tài liệu ôn tập cho kỳ thi PSM
3.1. “The Scrum Guide” của Ken Schwaber và Jeff Sutherland
Scrum Guide là cuốn sách “gối đầu giường”, là nguồn tài liệu chính thức, cung cấp kiến thức cơ bản và toàn diện về Scrum dành cho những người mới bắt đầu. Cuốn sách này cũng được chọn làm tài liệu huấn luyện trong chương trình Huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO do Học viện Agile tổ chức.
Bìa sách “The Scrum Guide” đã được xuất bản sang tiếng Việt
Nội dung Scrum Guide được chia thành các phần quan trọng của khung Scrum:
- Định nghĩa Scrum: Cuốn sách mở đầu bằng việc định nghĩa Scrum là một khung làm việc đơn giản, dễ hiểu nhưng khó tinh thông, được sử dụng để cung cấp, phát triển và duy trì các sản phẩm phức tạp. Đây không phải là một quy trình hay kỹ thuật, mà là một khung làm việc trong đó các quy trình và kỹ thuật khác nhau có thể được sử dụng.
- Lý thuyết và nguyên tắc Scrum: Scrum Guide nhấn mạnh vào tính minh bạch, thanh tra và thích nghi là những nguyên tắc cơ bản. Scrum dựa trên lý thuyết kiểm soát quy trình dựa trên thực nghiệm, có nghĩa là kiến thức đến từ kinh nghiệm và quyết định dựa trên bằng chứng quan sát được.
- Nhóm Scrum: Mô hình nhóm trong Scrum được thiết kế để tối ưu hóa sự linh hoạt, sáng tạo và năng suất. Nhóm Scrum là nhóm tự tổ chức và liên chức năng, bao gồm Product Owner, Nhóm Phát triển và Scrum Master.
- Sự kiện Scrum: Scrum tạo ra bốn sự kiện nhằm duy trì sự đều đặn và giảm bớt nhu cầu cho các cuộc họp không được định nghĩa trong Scrum. Đó là Lập kế hoạch Sprint, Scrum Hằng ngày, Sơ kết Sprint và Cải tiến Sprint. Mỗi sự kiện phục vụ cho một mục đích cụ thể và là yếu tố cần thiết cho thành công của dự án khi áp dụng Scrum.
- Các tạo tác của Scrum: Các tạo tác trong Scrum được thiết kế để tối đa hóa sự minh bạch với các thông tin quan trọng. Các sản phẩm chính bao gồm Product Backlog, Sprint Backlog và Increment. Mỗi sản phẩm này giúp cung cấp sự minh bạch và cơ hội cho việc thanh tra và thích nghi.
Scrum Guide được viết bởi tiến sĩ Ken Schwaber và Jeff Sutherland – cha đẻ của Scrum, có hàm lượng khoa học cao và cung cấp đầy đủ thông tin về khung Scrum. Cuốn sách giúp bạn tiếp cận với kiến thức Scrum một cách bài bản và toàn diện nhất, tránh trường hợp hiểu sai hoặc nhầm lẫn khi làm đề thi PSM. Các câu hỏi trong đề thi thường tập trung vào nội dung của cuốn sách này. Do đó, việc đọc Scrum Guide nhiều lần sẽ giúp Scrum Master trang bị nền tảng kiến thức chuyên sâu về Scrum và tự tin khi làm bài thi.
3.2.”Scrum – A Pocket Guide” của Gunther Verheyen
Cuốn sách này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nguyên tắc và thực hành của Scrum, rất phù hợp với những người mới bắt đầu. Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính sau:
- Giới thiệu về Scrum: Cuốn sách giới thiệu về khung làm việc Scrum, bao gồm các giá trị cốt lõi và nền tảng của Scrum, cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về mục đích và cách tiếp cận của nó.
- Các yếu tố của Scrum: Tác giả đi sâu vào các yếu tố chính của Scrum, bao gồm các vai trò (Scrum Master, Product Owner và Nhóm phát triển), các tạo tác (Product Backlog, Sprint Backlog và Increment) và các sự kiện (Lập kế hoạch Sprint, Scrum Hằng ngày, Sơ kết Sprint và Cải tiến Sprint). Mỗi yếu tố đều được giải thích chi tiết, làm nổi bật vai trò của nó trong quy trình Scrum.
- Triển khai Scrum: Cuốn sách cung cấp những hiểu biết thực tiễn về việc triển khai Scrum trong các tổ chức, các thách thức và quan niệm sai lầm phổ biến về Scrum, cũng như hướng dẫn cách áp dụng hiệu quả các nguyên lý Scrum trong công việc và dự án.
- Các khái niệm Scrum nâng cao: Bên cạnh những kiến thức cơ bản, cuốn sách cũng khám phá các khái niệm nâng cao như việc mở rộng Scrum cho các tổ chức lớn, tích hợp Scrum với các phương pháp quản lý dự án khác, và liên tục cải tiến các thực hành Scrum trong một nhóm hoặc tổ chức.
- Suy ngẫm về tương lai Scrum: Tác giả phân tích về sự phát triển của Scrum, tác động của nó đối với lĩnh vực phát triển phần mềm và quản lý dự án, cũng như vai trò của nó trong việc tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, hợp tác và hiệu quả hơn.
Cuốn sách “Scrum – A Pocket Guide” của Gunther Verheyen
Cuốn sách giúp người đọc làm rõ hơn về các nội dung trong Scrum Guide và cung cấp một số kỹ thuật áp dụng Scrum vào thực tế. Đối với những người ôn thi chứng chỉ PSM thì có thể lựa chọn đọc sâu về các điểm cần làm rõ trong nội dung Scrum Guide hoặc đi thẳng vào các chiến thuật áp dụng Scrum vào trong dự án thực tế.
3.3. “Agile Estimating and Planning” của Mike Cohn
Cuốn sách tập trung vào các kỹ thuật ước lượng và lập kế hoạch trong Agile, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách áp dụng Scrum trong các dự án thực tế. Các nội dung chính trong cuốn sách bao gồm:
- Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch Agile: Tác giả nhấn mạnh, mặc dù các phương pháp Agile là linh hoạt và thích ứng, việc lập kế hoạch vẫn rất quan trọng. Kế hoạch Agile được lặp đi lặp lại và liên tục cập nhật kế hoạch khi có thông tin mới.
- Ước lượng trong Agile: bao gồm các kỹ thuật ước lượng trong dự án Agile, thảo luận về tầm quan trọng của việc ước lượng kích thước tương đối (thay vì thời gian) của các nhiệm vụ.
- Lập kế hoạch phát hành và lặp lại: hướng dẫn cách lập kế hoạch phát hành và lặp lại trong các dự án Agile, xem xét các yếu tố như tốc độ, sự phức tạp và độ ưu tiên của các nhiệm vụ.
- Ưu tiên và quản lý Product Backlog: thảo luận cách xác định độ ưu tiên của các mục trong Backlog dựa trên các yếu tố như giá trị kinh doanh, mức độ rủi ro và phụ thuộc.
- Theo dõi tiến độ và thích ứng: bao gồm việc sử dụng biểu đồ Burndown và các kỹ thuật theo dõi tiến độ khác, cũng như việc thích ứng kế hoạch dựa trên phản hồi và tiến độ dự án.
- Use story và ước lượng: giải thích khái niệm User Story và vai trò của chúng trong ước lượng, cung cấp cái nhìn sâu sắc về việc viết yêu cầu theo kĩ thuật User Story và cách tạo ra một kế hoạch chính xác và linh hoạt hơn.
- Sự tham gia của đội ngũ: Nhấn mạnh tầm quan trọng của đội ngũ trong quá trình ước lượng và lập kế hoạch, sự tham gia của đội ngũ giúp mang lại sự hiểu biết và cam kết tốt hơn.
Bìa sách “Agile Estimating and Planning” của Mike Cohn
Cuốn sách giúp người đọc hiểu biết về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch thông qua các kĩ thuật viết yêu cầu theo User Story và ước lượng tương đối với sự tham gia của đội ngũ để gia tăng cam kết với mục tiêu. Người đọc có thêm hiểu biết và kỹ thuật cụ thể áp dụng vào việc chuẩn bị Product Backlog và ước lượng, lập kế hoạch thích ứng theo Agile.
Đối với người chuẩn bị thi chứng chỉ PSM, cuốn sách này giúp gia tăng hiểu biết về việc lập kế hoạch trong Scrum với các yêu cầu được viết theo User story. Và User story là một cách áp dụng phổ biến trong các nhóm Scrum chứ không phải là bắt buộc.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về các cuốn sách Professional Scrum Master hữu ích nhất. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức luyện thi, tỉ lệ đỗ cao trong thời gian ngắn, chúng tôi cung cấp khóa luyện thi PSM online với sự dẫn dắt trực tiếp của Agile Coach Nguyễn Thế Nghị.
– Giảm thời gian học, học đúng trọng tâm, tỉ lệ đỗ cao
– Rèn luyện kỹ năng làm đề thi bám sát với đề thi thật
– Agile Coach đồng hành trong suốt quá trình luyện thi
– Cung cấp ví dụ, case study thực tế, hỏi đáp trên tình huống thực tế tại doanh nghiệp
– Định hướng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho học viên
– Kết nối việc làm với các doanh nghiệp nổi tiếng
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: