Từ những mục tiêu có thể đo lường được tới xác định những thắng lợi nhanh và chia sẻ bài học kinh nghiệm, những bước dưới đây có thể dẫn dắt bạn triển khai quá trình chuyển đổi DevOps thành công.
Mục lục
ToggleDevOps có ở mọi nơi và nếu bạn không phải đang ở giai đoạn giữa của một chương trình chuyển đổi DevOps thì có lẽ bạn cũng sắp trải nghiệm rồi. Dưới đây là 6 bước xoa dịu nỗi đau và giúp bạn tồn tại sau quá trình chuyển đổi.
Cộng đồng DevOps vẫn đang phát triển vậy nên mọi người có những định nghĩa khác nhau về DevOps. Tuy vậy bạn cần hiểu rõ DevOps có nghĩa gì với tổ chức của mình. Nếu không tương tự như vậy, những mục tiêu của bạn cũng không được xác định. Điều đó sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn và hoài nghi. Hãy kiên định với các mục tiêu có thể đo lường được và một khung thời gian được thống nhất để đạt được mục tiêu đó – hãy có một kế hoạch đầy tham vọng nhưng khả thi.
Quan trọng là DevOps hướng tới mục đích khiến những hệ thống của bạn có khả năng phục hồi cao hơn, quá trình chuyển giao phần mềm diễn ra nhanh hơn, ít áp lực hơn và môi trường làm việc của bạn nhân văn hơn. Hãy sử dụng những yếu tố cơ bản này như điểm bắt đầu.
Ví dụ, bạn có thể mong muốn giảm đi 10% lỗi nghiêm trọng, 20% thời gian được cải thiện, tần suất phát hành tăng gấp đôi hoặc tập hợp kết quả nào đó.
Hãy đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức biết chúng là gì, đồng ý với những mục tiêu đó và hiểu rõ lịch trình.
Bạn không thể kì vọng các nhóm làm nhiệm vụ và công việc thường ngày để đạt được những mục tiêu mới này. DevOps nghiêng nhiều về việc cải thiện quá trình như đơn giản hóa và tự động hóa các quy trình thủ công. Đây là công việc thực sự, tương tự như triển khai những tính năng mới hay sửa lỗi và nó cần được quản lý và ưu tiên như nhau.
Có rất nhiều kĩ thuật để đảm bảo rằng bạn có đủ năng lực cho loại công việc này, ví dụ sử dụng Kanban để giới hạn số lượng đầu việc đang làm (Limit WIP), phân công một vài thành viên của nhóm làm việc toàn thời gian lúc đầu, hoặc cho nhóm một lượng thời gian nhất định mỗi tuần chỉ để thực hiện cải tiến quy trình.
Điều quan trọng là không để những nhiệm vụ thường xuyên lấn át công việc cải tiến bởi cải tiến công việc là thứ sẽ điều chỉnh những yếu tố thiếu hiệu quả khiến việc cung cấp và hỗ trợ những tính năng mới chậm chạp và khó khăn.
Mọi người thường coi sự tuân thủ, bảo mật, quản lý, v.v. là những vật cản của sự tiến bộ. Những vấn đề này là hợp lý nhưng giải pháp có thể được tìm thấy ngay trong nội bộ công ty bạn.
Hãy nói chuyện với những người phụ trách các vấn đề này và thảo luận xem bạn có thể tìm được giải pháp nào mang lại lợi ích đôi đường và giúp bạn đạt được những kết quả mong muốn. Bạn sẽ luôn ngạc nhiên bởi sự cởi mở của mọi người đối với cuộc nói chuyện kiểu này nếu như bạn tiếp cận họ một cách đầy tôn trọng.
Ngoài ra, hãy thử nghiệm việc cải tiến quy trình theo những cách mà sẽ không gây ra những vấn lớn nếu không đạt được hiệu quả. Quan trọng nhất là, đừng để sự phức tạp của môi trường ngăn trở bạn. Thậm chí những công ty có hiệu suất cao như Amazon cũng phải tuân theo những luật lệ như Sarbanes-Oxley và PCI-DSS.
Nghệ thuật thành công của một sáng kiến thay đổi bắt nguồn từ ba yếu tố. Một là, hãy xử lý những thứ mà có ảnh hưởng nhanh và có thể đo lường được tác động lên mục tiêu của bạn. Hãy sử dụng một công cụ như Lý thuyết về Ràng buộc hoặc ánh xạ luồng giá trị (value stream mapping) để tìm nơi bạn sẽ kiếm được món hời lớn nhất.
Thứ hai, thực hiện lượng công việc tối thiểu cần thiết để thay đổi tình thế một cách đáng kể, điều này có nghĩa là giới hạn phạm vi công việc của bạn.
Thứ ba, hãy hợp tác với một nhóm quan tâm đến việc theo đuổi sự thay đổi và đủ khả năng, năng lực để thành công.
Có lẽ bạn sẽ không có tất cả các yếu tố trên ngay từ lần đầu, vậy nên hãy dừng lại nếu thấy công việc không hiệu quả và thử một cách tiếp cận khác. Phát súng đầu tiên nên nhắm tới việc tạo sự cải thiện rõ ràng trong một hoặc hai tháng.
Để nhận được sự hỗ trợ từ những người khác trong tổ chức, bạn cần nói về việc bạn đã làm được gì, điều gì hiệu quả, điều gì không. Mọi người thường do dự khi thử thứ gì đó mới. Họ cần tận mắt thấy nó có hiệu quả. Tuy nhiên, một khi bạn chinh phục được những người này, họ có thể trở thành những cộng sự vĩ đại nhất của bạn. Có người hỗ trợ lúc nào cũng tốt hơn.
Một vài tổ chức mà tôi từng làm việc cùng đã tổ chức những buổi hội thảo nội bộ kiểu như Ngày DevOps (DevOps Day), kéo mọi người lại gần nhau từ khắp các bộ phận của tổ chức. Thật khó để nhấn mạnh quá về lượng năng lượng và động lượng mà những sự kiện như vậy tạo ra.
Ăn trưa-và-học hỏi, blog nội bộ, mailing list, hay các kênh cộng tác Slack\HipChat cũng là những cách hay để mọi người tham gia. Hãy nhiệt thành giúp đỡ và hỗ trợ những người trong tổ chức mà muốn thử ý tưởng của bạn.
Các tổ chức có hiệu suất cao luôn luôn theo đuổi những cơ hội cải tiến – đây là một thói quen làm việc hằng ngày. Taiichi Ohno, một trong những người tạo ra Hệ thống Sản xuất Toyota (Toyota Production System – TPS) đã viết:
“Cơ hội Kaizen [cải tiến] là không giới hạn. Đừng nghĩ rằng bạn đã làm những thứ tốt hơn trước đây và có thể thư giãn… Điều này giống như một học sinh tự hào bởi họ đã làm tốt hơn thầy của họ trong hai trên ba lần đấu kiếm. Một khi bạn nhặt lên những hạt mầm của các ý tưởng kaizen, quan trọng là phải có thái độ trong công việc hằng ngày rằng ngay dưới một ý tưởng kaizen là một ý tưởng khác.”
Sáu bước này không hề mới. Chúng là những cách theo đuổi thành tích cao hơn đã được kiểm chứng và có vẻ quen thuộc với bất kì ai từng tham gia vào việc thực hiện thay đổi tổ chức thành công.
Chúng mới ở chỗ – khi làm đúng – những mục tiêu về phát hành nhanh hơn, các hệ thống ổn định, an toàn, có khả năng phục hồi cao hơn, và các tổ chức nhân văn hơn có thể củng cố lẫn nhau. Triết lý này nên luôn luôn soi sáng đường đi của bạn.
Các nhà quản lý dự án hiện nay phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ những thay đổi bất ngờ từ bên ngoài và các rủi ro tiềm ẩn từ bên trong, hệ quả là dự án thường xuyên bị kéo dài, trễ deadline. Bên cạnh chuyển đổi DevOps, chuyển đổi Agile với ưu thế là sự linh hoạt và tốc độ cũng được coi là cứu cánh cho các nhà quản lý giúp kiểm soát tiến độ dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Các nhà quản lý dự án có thể tham khảo khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) của Học viện Agile để hiểu đúng và làm chuẩn phương pháp quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.