Trong những năm gần đây, chuyển đổi số là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, trở thành động lực phát triển và mục tiêu dài hạn của nhiều doanh nghiệp. Cùng Học Viện Agile tìm hiểu về chuyển đổi số là gì và trả lời câu hỏi liệu có phải cứ mua công nghệ hiện đại là đã chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số hay Digital Transformation là việc tích hợp công nghệ & kỹ thuật vào quá trình kinh doanh, chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số ứng dụng công nghệ như Big Data, Internet of Things… Chuyển đổi số góp phần thay đổi bộ mặt của nhiều ngành kinh doanh và tạo thêm giá trị mới, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp.
Thành công của chuyển đổi số thường đến với những doanh nghiệp sẵn sàng phá vỡ rào cản của mô hình kinh doanh hiện tại, tạo ra hiệu quả vượt trội bằng cách từ bỏ quy trình lạc hậu, hướng đến sự sáng tạo, đổi mới. Minh chứng cho sức mạnh của chuyển đổi số là sự gia tăng tài sản nhanh chóng của những tỷ phú hàng đầu thế giới đều đến từ các tập đoàn công nghệ, bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tư vấn chuyển đổi số và xây dựng hệ thống công nghệ đang là mảng kinh doanh “hái ra tiền” của nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều công ty đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số và sẵn sàng đầu tư thêm chi phí cho mảng IT. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng chuyển đổi số thành công, những hệ thống, phần mềm tiên tiến trong nhiều trường hợp chưa đem lại hiệu quả tương xứng với kỳ vọng và mức chi phí ban đầu.
Thay vì chỉ tập trung vào công nghệ, nhiều nghiên cứu chỉ ra nhân sự mới là thách thức chính trong quá trình chuyển đổi số. Sự chuyển đổi số không giới hạn ở phạm vi bộ phận IT mà đòi hỏi các nhân viên trong quy trình làm việc mới đều phải được đào tạo và có kỹ năng cần thiết, khai thác tốt hệ thống. Human-centric Digital Transformation (Chuyển đổi số với con người là trọng tâm) được xem là phương pháp tiếp cận phù hợp và hiệu quả, mang con người đến gần nhau hơn để cùng giải quyết những thách thức.
Ngoài phương pháp tiếp cận, cơ cấu nhân sự và văn hóa công ty cũng góp phần quan trọng đóng góp cho sự thành bại của chuyển đổi số. Điểm mạnh của các công ty công nghệ không chỉ nằm ở sức mạnh kỹ thuật mà còn bởi khả năng học hỏi và thay đổi nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Trái ngược với mô hình quản lý nhiều tầng lớp, cơ cấu linh hoạt, tinh gọn của các công ty công nghệ đã tạo nên môi trường phù hợp cho sự sáng tạo, khuyến khích mỗi cá nhân luôn thay đổi và học hỏi để đáp ứng nhu cầu từ thị trường.
=> Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Tư duy Agile được xem là chìa khóa chuyển đổi số thành công tại nhiều tập đoàn công nghệ. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy mức độ chuyển đổi sang Agile tỷ lệ thuận với khả năng thành công của dự án chuyển đổi số. Theo báo cáo của Standish Group (2015), Agile góp phần làm tăng tỷ lệ thành công gấp 3 lần so với phương thức waterfall truyền thống. Ngoài lĩnh vực công nghệ, Agile đang được áp dụng trong nhiều ngành nghề như ngân hàng, y tế, marketing, sản xuất…
Tư duy Agile giúp giải quyết những vấn đề sau:
Thành công của chuyển đổi số đến từ sự sẵn sàng về tổ chức, văn hóa công ty, phát triển nhân lực chất lượng cao song song với đầu tư vào công nghệ. Tiếp cận và ứng dụng Agile sẽ giúp doanh nghiệp có văn hóa làm việc linh hoạt, gia tăng lợi thế cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chuyển đổi số.
Việc làm Agile một cách bài bản ngay từ đầu không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được năng lực quản trị như kể trên, mà còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, đặc biệt là chi phí về thời gian. Doanh nghiệp sẽ không mất thêm vài quý, thậm chí vài năm để vừa tinh thông, vừa thành thạo Agile trong thực tế.
Hơn nữa, việc chuyển đổi Agile không chỉ dừng lại ở chuyển đổi nhận thức, cách thức làm việc mà còn là chuyển đổi văn hóa, cấu trúc của doanh nghiệp. Đây đều là những vấn đề không được phép phạm sai lầm.
Có được sự tư vấn trong quá trình chuyển đổi quan trọng này sẽ giúp tổ chức có được:
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.