Nhiều người bảo trao quyền thì tốt hơn quản lý vụn vặt (micro-managed).
Có người nói rằng Agile là cách làm việc hiện đại, tốt hơn làm việc truyền thống.
Một số người nói rằng đặt mục tiêu OKR tốt hơn mục tiêu kiểu KPI.
Khi tôi viết chương trình Agile HR for manager (Nghiệp vụ nhân sự kiểu Agile cho quản lý), tôi tham khảo sách và rất nhiều khóa học có viết: Agile thì coi trọng động lực 3.0 (Autonomy, Purpose, Mastery) tốt hơn động lực kiểu cây gậy và củ cà rốt. Còn mấy tuần trước mình ngồi viết về chương trình Agile Leadership thì cũng có một số ý là: Lãnh đạo phụng sự tốt hơn lãnh đạo kiểu chuyên quyền.
~10 năm trước khi Agile mới bắt đầu ở Vietnam, trong các buổi giao lưu hằng tháng, Đới cũng hăng say bàn về agile estimation tốt hơn vì ai làm người đó ước lượng nên … Nhưng dĩ nhiên các meetup & cộng đồng có giá trị rất lớn bởi nó cung cấp cho mình feedback. Những phản ứng của các manager cho mình biết điều đó có gì đó sai sai.
Vậy sai gì nhỉ?
Mọi triết lý, phương pháp, công cụ đều mang tính chất bối cảnh. Bối cảnh nó không chỉ đơn thuần về mặt phương pháp như lý thuyết mà còn làm các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, năng lực.
Một công ty của cậu bạn, doanh thu đơn vị nghìn tỷ, áp dụng OKR giống như KPI chỉ có tên OKR và dĩ nhiên là kèm theo lương thưởng. Sau khi đọc các bài viết rất hay về OKR rồi sách Làm điều quan trọng và một số cuồn nữa mà mình recommend bảo hình như tao làm sai. Nhưng sau khi mình vào khảo sát thì mình bảo: sai thật, nhưng cứ giữ thế đi, vì hầu hết các mục đích kinh doanh – nhân sự đều đạt được rất tốt với cách đang thực hiện mà triển khai OKR xịn còn rất lâu mới đạt được. OKR không tốt hơn KPI trong trường hợp này.
Nói tới động lực 3.0, có lẽ ace chỉ cần lên báo hay quan sát các gia định xung quanh mình thì thấy, tiền bạc lúc này quan trọng lắm chứ không phải mấy thứ như ông Pink nói nhỉ!
Vậy sao chúng ta vẫn so sánh?
Có lẽ đó là vấn đề của chúng ta khi muốn “áp đặt” / “thuyết phục” / “bán hàng” cách làm cuả mình lên người khác, bởi vì chúng dễ thích những người giống mình hơn là những người khác mình.
Agile là một lựa chọn, nó không tốt – cũng không xấu. Đừng giết nó bằng cách thần thánh nó.
Agile mang tính bối cảnh, nên hãy tôn trọng cái bối cảnh mà tổ chức/nhóm/cá nhân đó đang có. Nên mình phản đối một cách tôn trọng những ông cái gì cũng Agile là tốt. Nó tốt với ông, nhưng đừng chê người khác.
Agile là một mindset. Nếu bạn Agile, hãy tôn trọng sự khác biệt – hãy tôn trọng những người waterfall.
Tác giả – Phạm Anh Đới
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.