Bốn giá trị cốt lõi bao gồm sự đồng bộ, tính minh bạch, tôn trọng mọi người và cải tiến liên tục, đại diện cho những niềm tin cơ bản và là chìa khóa cho sự hiệu quả của SAFe.
Những nguyên lý này giúp định hướng hành vi và hành động của những người tham gia vào danh mục đầu tư SAFe. Đội ngũ quản lý, lãnh đạo có thể giúp những người còn lại trong tổ chức hòa nhập và chấp nhận bằng cách thể hiện những giá trị này trong lời nói và hành động của mình.
SAFe là một hệ thống nhằm đạt được sự linh hoạt trong kinh doanh dựa trên các nhóm kiến thức được đánh giá cao: Agile, Lean, tư duy hệ thống, DevOps, quản lý luồng giá trị, cùng một số kiến thức khác. Sự liên kết giữa các kiến thức này với tính linh hoạt trong kinh doanh đã được chứng minh thông qua việc các tổ chức lớn nhất thế giới áp dụng thành công những phương pháp này. Những mô hình thành công toàn diện này làm cho SAFe trở nên rộng rãi, sâu và có khả năng mở rộng. Nhưng SAFe đặt giá trị cốt lõi cao nhất cho bốn niềm tin sâu sắc: sự đồng bộ, tính minh bạch, tôn trọng mọi người và cải tiến liên tục. Những nguyên lý này rất quan trọng đối với việc thực hành SAFe nên nếu các giá trị này không được áp dụng đúng cách, thì các thực hành trong SAFe sẽ không thể đảm bảo việc mang lại những kết quả kinh doanh như mong đợi.
Giống như những chiếc ô tô không thẳng hàng, các công ty thiếu sự đồng bộ có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Họ khó điều khiển và không phản ứng tốt với những thay đổi về hướng. Ngay cả khi mọi người đều biết rõ họ đang đi đâu thì phương tiện đó khó có thể đưa họ đến đó.
Điều này cũng đúng đối với các tổ chức mới áp dụng SAFe. Trong Lean-Agile, nhiều quyết định được phân quyền để chuyển giao giá trị trong thời gian sản xuất (lead time) ngắn nhất và bền vững (xem Nguyên tắc SAFe số 9). Tuy nhiên, nếu các quyết định kéo tổ chức theo những hướng khác nhau thì sẽ dẫn đến sự chậm trễ đáng kể và những lo ngại về chất lượng. Giải pháp là phải có sự đồng bộ rõ ràng, nhất quán từ cấp lãnh đạo doanh nghiệp đến mọi cấp độ SAFe, cho đến từng cá nhân. Việc chuyển giao giá trị với tốc độ và chất lượng có thể đạt được một cách nhất quán khi mọi người đều phối hợp với nhau.
=> Xem thêm về nguyên tắc SAFe tại đây!
Dưới đây là một số cách cụ thể để tạo ra và duy trì sự đồng bộ trong SAFe.
Sự đồng bộ bắt đầu bằng việc đảm bảo tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp luôn hiện diện. Ví dụ: việc đưa các yếu tố này vào cuộc họp giao ban của Chủ doanh nghiệp trong quá trình lập kế hoạch PI là một cách để đảm bảo công việc của ART nhất quán với mục tiêu cao hơn của doanh nghiệp.
Bước tiếp theo là đảm bảo mọi người trong Danh mục đầu tư SAFe đồng bộ công việc của họ phù hợp với những điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Các chủ đề chiến lược chuyển đổi rõ ràng các chiến lược kinh doanh thành hướng dẫn cụ thể nhằm điều chỉnh tầm nhìn của danh mục đầu tư, ngân sách tinh gọn và các mục tiêu Epic phù hợp với các ưu tiên của doanh nghiệp, sau đó cung cấp thông tin cho công việc của các nhóm và ART trong danh mục đầu tư.
Khó có thể đạt được sự đồng bộ nếu có sự không nhất quán trong cách tổ chức mô tả các vai trò, quy trình, sự kiện và tạo tác quan trọng. SAFe cung cấp một ngôn ngữ chung và thúc đẩy các phương pháp thực hành (backlog, bảng ART, mục đích giải pháp, tầm nhìn danh mục đầu tư,…) nhằm duy trì cái nhìn chung về công việc và các giải pháp đạt được.
Tạo ra sự đồng bộ đòi hỏi phải củng cố đều đặn. Các sự kiện SAFe (lập kế hoạch, làm mịn Backlog, lập kế hoạch PI, đồng bộ ART, đồng bộ danh mục đầu tư) và các tạo tác SAFe (backlog, bảng nhóm, bảng ART, Portfolio Canvas) chỉ là một số công cụ giúp tổ chức SAFe luôn giữ được sự đồng bộ. Các cuộc trò chuyện trực tiếp cũng rất cần thiết để kiểm tra sự hiểu biết chung.
SAFe thúc đẩy việc khám phá liên tục với tư duy thiết kế và lấy khách hàng làm trung tâm để thu thập thông tin đầu vào và góc nhìn từ các bên liên quan và nguồn thông tin khác nhau nhằm đảm bảo rằng các mục trong Backlog phù hợp với tiếng nói quan trọng nhất của tất cả… khách hàng.
Quá trình phát triển giải pháp rất phức tạp. Mọi việc thường xuyên không diễn ra như kế hoạch. Nếu thiếu tính minh bạch, mập mờ, quyết định sẽ dựa trên các giả định không chắc chắn và thiếu dữ liệu. Không ai có thể sửa chữa một bí mật cả.
Để đảm bảo tính minh bạch, cần có sự tin tưởng. Niềm tin tồn tại khi mọi người có thể tin cậy lẫn nhau để hành động với sự trung thực, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn. Thiếu sự tin tưởng, không thể xây dựng các nhóm và ART hiệu suất cao hoặc xây dựng (hoặc xây dựng lại) lòng tin cần thiết để đưa ra và thực hiện các cam kết hợp lý. Môi trường an toàn tâm lý cũng sẽ mang lại niềm vui và tạo động lực. Nói một cách đơn giản, cách làm mới được thúc đẩy bởi SAFe sẽ khó thành công nếu thiếu một môi trường văn hóa minh bạch và tin cậy.
Những hành động dưới đây có thể giúp xây dựng văn hóa minh bạch và tin cậy trong doanh nghiệp SAFe.
Niềm tin đòi hỏi hành động, không chỉ là cảm giác. Mọi người ở mọi cấp độ của tổ chức phải sẵn sàng tin tưởng người khác và bản thân họ cũng cần là người đáng tin cậy. Nó có nghĩa là thực hiện và giữ đúng cam kết. Nó cũng có nghĩa là từ bỏ quyền kiểm soát và tin tưởng người khác sẽ thực hiện và giữ đúng cam kết của mình.
Câu thần chú thường được sử dụng trong SAFe là ‘sự thật thân thiện’. Vấn đề không thể được giải quyết nếu chúng bị che giấu. Trong môi trường dựa trên sự tin cậy, thông tin được chia sẻ mà không thêm thắt hay đổ lỗi sẽ giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể.
Người ta thường học được nhiều hơn từ những sai lầm của mình hơn là học từ những thành công, nhưng điều này chỉ hiệu quả khi những sai lầm đó có thể được công nhận mà không sợ bị phạt. Đối mặt với những sai sót như những “khoảnh khắc học hỏi” để tạo ra sự an toàn tâm lý cần thiết để nhanh chóng phát hiện và giải quyết các lỗi.
Làm cho tất cả công việc có thể nhìn thấy được là điều cần thiết để minh bạch. Trong SAFe, điều này bắt đầu bằng việc tất cả công việc ở mọi cấp độ đều được ghi lại trong một Backlog được điều chỉnh liên tục. Các công cụ khác như bảng Kanban, bảng ART, mục tiêu PI, mục đích giải pháp, các công cụ cộng tác và kho kiến thức được chia sẻ hỗ trợ với mục đích duy trì tính trực quan của công việc và cho tất cả mọi người có thể truy cập được.
Thông tin khó tìm kiếm cũng gây ra tác động tương tự như khi kiến thức đó bị che giấu một cách có chủ ý. Sự minh bạch thực sự đòi hỏi tất cả những ai cần nhận được thông tin đều có thể truy cập dễ dàng; ngoài ra vị trí cũng như phương tiện truy cập đều cần được biết rõ. Điều này đòi hỏi mọi người sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau tìm kiếm thông tin cần thiết khi vị trí không rõ ràng và không ngừng cải tiến hệ thống để việc truy cập thông tin trở nên thuận lợi nhất có thể.
First we build people, then we build cars. —Câu nói này được ghi nhận rộng rãi là của Fujio Cho, cựu Chủ tịch, Toyota
Phương pháp Lean-Agile không thể tự triển khai hoặc thực hiện bất kỳ công việc thực sự nào. Trên thực tế, mọi công việc đều do con người thực hiện và con người nhận được toàn bộ giá trị từ công việc đó. Vì con người là trung tâm của cách doanh nghiệp tạo ra giá trị với SAFe, việc tôn trọng con người phải được xem xét trong mọi khía cạnh của phương thức làm việc mới này.
Sự tôn trọng là một nhu cầu cơ bản của con người. Khi được đối xử với sự tôn trọng, con người được tự do phát triển và đóng góp khả năng sáng tạo của mình. Ngược lại, con người không thể cam kết với người khác, với các nhóm hoặc tổ chức của họ nếu họ cảm thấy thiếu sự tôn trọng. Khi sự thiếu tôn trọng lan rộng và bị bỏ qua, nó tạo ra một môi trường làm việc độc hại, hiệu suất kém và tỷ lệ nghỉ việc cao.
Những gợi ý sau đây cung cấp một số cách để nuôi dưỡng văn hóa tôn trọng con người trong một tổ chức.
Việc không ngừng theo đuổi sự hoàn hảo luôn là một trong những nguyên lý cốt lõi của Lean. Mặc dù không thể đạt được nhưng việc phấn đấu hướng đến sự hoàn hảo sẽ tạo ra những cải tiến liên tục đối với sản phẩm và dịch vụ. Trong quá trình này, các công ty đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm tốt hơn với chi phí ít hơn và khách hàng hài lòng hơn, từ đó doanh thu và lợi nhuận cao hơn.
Nhưng sự cải tiến đòi hỏi nỗ lực học hỏi. Hiếm khi nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề mà tổ chức gặp phải lại rõ ràng và dễ dàng xác định. Việc cải tiến liên tục được xây dựng dựa trên một loạt các thử nghiệm và cải tiến nhỏ lặp đi lặp lại và tăng dần. Từ đó cho phép tổ chức tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho một vấn đề.
Các biện pháp sau đây có thể giúp xây dựng một văn hóa cải tiến liên tục trong một doanh nghiệp áp dụng SAFe:
Việc áp dụng nhất quán các giá trị cốt lõi của SAFe cần có sự hỗ trợ tích cực của Lãnh đạo Lean-Agile và Văn hóa Học tập Liên tục. Các nhà lãnh đạo trong tổ chức SAFe nên nêu gương các giá trị cốt lõi kết hợp với Tư duy Lean-Agile, Nguyên tắc và thực hành SAFe cũng như định hướng tạo ra giá trị cho khách hàng. Đổi lại, việc làm gương các tư duy và hành vi này sẽ tạo ra một nền văn hóa dựa trên giá trị lâu dài và có ý nghĩa dành cho các nhóm và các bên liên quan.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.