Project Manager hay Quản lý dự án là công việc mơ ước với nhiều người. Vậy công việc của Project Manager là gì? Lộ trình sự nghiệp của Project Manager là gì? Hãy cùng học viện Agile đi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé.
Project Manager là gì?
Project Manager(PM) hay Quản lý dự án có vai trò rất quan trọng trong các dự án. Một dự án có thành công hay không, có diễn ra suôn sẻ hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Project Manager. Bạn có thể hiểu rằng, trong các dự án thì PM đóng vai trò trong việc lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, chuẩn bị trang thiết bị, tài liệu để đảm bảo rằng dự án đang đi đúng tiến độ, mọi thành viên trong dự án đang làm việc tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với tính chất công việc của Project Manager chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ dự án, các PM cần có khả năng xử lí được áp lực từ nhiều phía, điều này yêu cầu không chỉ khả năng chuyên môn mà còn cần nhiều kĩ năng làm việc và quản lý. Đó cũng là 1 trong những lý do giúp cho vị trí PM có mức thu nhập khá hấp dẫn, cao hơn hẳn so với các vị trí khác trong cùng công ty.
Trong các doanh nghiệp thì việc tuyển dụng các PM cũng được đề cao do đóng vai trò quan trọng trong dự án và doanh nghiệp. Vì vậy việc sở hữu một PM tài giỏi được coi như mơ ước của bất kì doanh nghiệp nào. Vậy làm sao để trở thành một PM hữu dụng, trước mắt bạn cần phải nắm rõ được những yêu cầu trong công việc của họ.
=> Xem thêm: Vị trí Project Manager tuyển dụng như thế nào?
Mô tả công việc của Project Manager
1, Xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án
- Làm việc với các bộ phận, các bên liên quan và ban giám đốc, lãnh đạo để thống nhất về yêu cầu cho dự án.
- Lập kế hoạch tổng thể của dự án. Từ đó phát triển một loạt các kế hoạch và chương trình phối hợp giữa các bên để đảm bảo các mục tiêu và ưu tiên của dự án.
- Đảm bảo bản kế hoạch một cách logic, đầy đủ các hạng mục cần thiết, qua đó phác thảo được nguồn lực, chi phí sẽ phân bổ trong dự án.
- PM cần tham khảo các dự án có liên quan, học hỏi thêm kinh nghiệm và thu thập khá nhiều thông tin để lên kế hoạch cho dự án một cách tối ưu.
2, Quản lý các bên liên quan của dự án và quản lý nguồn lực
PM là người giữ nhiệm vụ quan trọng quản lý dự án từ khi dự án được bắt đầu tới khi dự án được hoàn tất. Vì vậy việc quản lý các bên liên quan và nguồn lực là việc cực kỳ quan trọng trong công việc của PM.
- Phân bổ nguồn lực trong doanh nghiệp, có thể đề xuất tuyển thêm điểm phù hợp với quy mô dự án.
- Đảm bảo phân chia công việc cho các thành viên để phù hợp nhất với thế mạnh, khả năng và kỹ năng của từng người. Sau đó PM cần theo dõi tiến độ và nghiệm thu lại công việc.
- Luân phiên làm việc với các bộ phận, thành viên để công việc được hoàn thành đảm bảo chất lượng.
- Đảm bảo được luồng thông tin được thông suốt và đồng bộ giữa khách hàng, các bên liên quan và các thành viên trong dự án.
- PM cần là người giữ liên lạc trung tâm, giúp các bên nắm rõ được thông tin, yêu cầu của từng giai đoạn trong dự án, đảm bảo tiến trình dự án được diễn ra suôn sẻ.
- Thường xuyên họp với khách hàng, để hiểu rõ khách hàng của mình muốn gì, cần gì để từng bước làm rõ nhu cầu của họ. Ngoài ra thì trong quá trình dự án được thực hiện thì PM cũng cần liên tục cung cấp thông tin, báo cáo tình hình, các vướng mắc, vấn đề của dự án tới cấp trên, các bên liên quan hay các thành viên trong team, để mọi người cùng được nắm rõ tình hình của dự án.
3, Quản lý ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án
- PM cần luôn sát sao theo dõi để đảm bảo dự án đang theo đúng tiến độ, hoàn thành trong thời gian dự định và ngân sách cho phép.
- Đo lường hiệu quả của việc thực hiện dự án bằng các công cụ và kỹ thuật phù hợp.
- Giám sát việc chi tiêu ngân sách, đảm bảo nguồn chi được tối ưu hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu lãng phí ngân sách và xử lý kịp thời.
- Thiết lập quản lý toàn bộ tài liệu của dự án
4, Quản lý các rủi ro và xung đột trong dự án
- Nếu có vấn đề cần thay đổi trong dự án, thì PM cần là người xử lý chính, khi đó PM sẽ làm việc với lãnh đạo, khách hàng và các thành viên trong team để cuối cùng là người đưa ra quyết định giải quyết.
- Hoặc nếu vấn đề quá lớn và khó, PM không thể giải quyết được thì cần báo cáo và giải trình lên cấp trên.
- Là người luôn khuyến khích, ủng hộ các thành viên làm việc tốt với tinh thần tích cực.
- Thực hiện các công việc liên quan khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.
=> Xem thêm: Quản lý rủi ro – Những điều cần biết
Công việc của Project Manager hiện nay
Yêu cầu năng lực của PM
Do tính chất công việc với trách nhiệm cao trong dự án nên PM luôn cần đòi hỏi những kỹ năng, kiến thức và nghiệp vụ sâu rộng. Một PM giỏi là người không chỉ tài năng trong việc quản lý công việc, mà họ còn cần có kỹ năng làm việc với con người thật tốt. Bởi mỗi dự án lại có những nét đặc trưng khác nhau và mỗi nhân viên là một con người với tính cách, khả năng khác nhau. Vì vậy, PM cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Đầu tiên, PM cần đảm bảo kiến thức chuyên môn về quản lý công việc, quản lý dự án để có thể hoàn thành công việc được giao.
- Do đặc thù nghề nghiệp của PM mà họ cần có khả năng giao tiếp tốt và quản lý mối quan hệ với các bên liên quan. Cụ thể PM cần làm việc với nhiều bên khác nhau như khách hàng, cấp trên, các bên liên quan và nhân viên. Vì vậy để làm việc tốt với tất cả các bên là một công việc đòi hỏi PM cần có kỹ năng giao tiếp rất tốt.
- Kỹ năng quản trị tốt, bao gồm quản lý con người, tổ chức và phân bổ công việc hiệu quả.
- Là người chèo lái và giữ vai trò quan trọng trong dự án nên PM sẽ cần có một tư duy logic tốt, nhạy bén và có tầm nhìn rộng để có thể dự đoán một số tính huống, từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
- Khối lượng công việc của PM thường rất lớn. Điều này đòi hỏi PM có khả năng chịu được áp lực và luôn tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thực tế rất nhiều người làm PM đã không thể tiếp tục làm công việc này, hoặc bắt buộc họ phải thay đổi do tinh thần thiếu trách nhiệm dẫn tới hậu quả là dự án thất bại hoặc có hiệu quả rất thấp.
- Một PM đã từng có kinh nghiệm các dự án thành công khác chắc chắn sẽ là một điểm cộng rất lớn trong profile của PM.
- Nếu bạn muốn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng thì chắc chắn sẽ cần tới các chứng chỉ chứng minh năng lực quản lý dự án. Chứng chỉ hiện đang phổ biến và có giá trị nhất về quản lý dự án theo mô hình truyền thống chính là chứng chỉ PMP – Project Management Professional do Viện Quản Lý Dự Án Hoa Kỳ (Project Management Institute – PMI) cấp.
PMP là chứng chỉ công nhận năng lực quản lý dự án
- Bạn cũng có thể tham khảo khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) của Học viện Agile để nâng cao năng lực quản lý dự án bài bản, thực chiến và chuẩn quốc tế. Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Lộ trình sự nghiệp của PM
Project Manager được coi như công việc mơ ước có rất nhiều người. Bởi lẽ khi trở thành Project Manager thì bạn không chỉ có được mức lương đáng mơ ước dao động từ 1000$ – 5000$ mà còn hội tụ rất nhiều các kỹ năng khác nhau. Vậy làm sao để trở thành Project Manager hay từ Project Manager sẽ có thể trở thành các vị trí nào trong doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu nhé:
- Team Leader: Đây là vị trí tiềm năng lớn mà bạn có thể phát triển từ đó để trở thành PM. Team Leader sẽ quản lý một đội nhóm nhỏ, từ đó bạn cũng sẽ hiểu được cách để điều phối 1 nhóm nhỏ và quản lý các công việc từ cá nhân tới đội nhóm.
Khi đảm nhận vai trò Team Leader cũng sẽ yêu cầu bạn cần học thêm những kỹ năng, kiến thức khác để trở thành PM.
- Scrum Master: Scrum Master có lẽ không thể so sánh được với công việc của PM, do đây là 2 vị trí làm việc với 2 mô hình khác nhau. Scrum Master làm việc theo mô hình Agile, tuy nhiên cũng có những đặc điểm chung như điều phối đội nhóm, đảm bảo được tiến độ của dự án. Vì vậy việc làm việc từ SM sang PM, hay PM sang SM đều sẽ giúp bạn có được những kỹ năng cần thiết ở cả 2 vị trí này.
Ngoài ra, SM hiện nay đang được săn đón và tuyển dụng khá nhiều, do ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển từ mô hình Waterfall sang Agile, vì vậy SM được coi là vị trí đầy tiềm năng trong tương lai.
- Giám đốc điều hành: Đây là vị trí mà PM rất có tiềm năng để đạt được. Do những kỹ năng mà PM được đúc kết trong khoảng thời gian làm việc, đó là làm việc về chuyên môn và con người đều rất cần thiết nếu muốn trở thành CEO.
Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được các công việc cũng như yêu cầu của một Project Manager. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu các các vị trí có liên quan tới Project Manager mà hiện nay các doanh nghiệp cũng tuyển dụng rất nhiều như Scrum Master hay Product Owner.
Bài viết liên quan: