Quản trị mục tiêu được xem như một phương pháp quản trị được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy quản trị mục tiêu là gì? Cơ chế hoạt động của quản trị mục tiêu như thế nào? Đâu là giá trị thực mô hình này mang đến cho doanh nghiệp? Học viện Agile sẽ cùng các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleQuản trị mục tiêu là một hệ thống quản trị liên kết giữa mục tiêu của tổ chức với thành quả công việc của từng cá nhân và sự phát triển của tổ chức với sự tham gia của tất cả các cấp bậc quản trị.
Mục đích của quản trị theo mục tiêu là tăng hiệu suất của tổ chức bằng cách đạt được mục tiêu của tất cả các nhân viên trong toàn công ty.
Quản lý mục tiêu khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong công ty vào quá trình thiết lập mục tiêu, thay vì để một vài lãnh đạo cấp cao thực hiện. Mọi thành viên không chỉ hiểu rõ mục tiêu, định hướng của tổ chức mà còn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình đạt được mục tiêu của tổ chức, có quyền lựa chọn hành động và mục tiêu, do đó họ có khả năng hoàn thành tốt hơn trách nhiệm của mình. Trong quản trị mục tiêu, một số công cụ được sử dụng phổ biến có thể kể đến như: OKR, SMART hay CFR.
OKR (viết tắt của Objectives and Key results) là một công cụ trong quản trị mục tiêu. Trong đó doanh nghiệp sẽ tự định lượng và tạo ra các mục tiêu quan trọng (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa Mục đích (Objectives) trong một thời hạn nhất định.
Theo đó, điểm mấu chốt nhất tạo ra hiệu quả của OKR dựa trên 2 khía cạnh chính là hoạch định và thực thi.
Ngoài ra, lợi ích của OKR là dễ đo lường, theo dõi trong suốt quá trình làm việc, tăng sự tập trung vào các mục tiêu quan trọng, nâng cao hiệu suất công việc và giúp nâng cao hiệu suất trong tổ chức.
Ví dụ về mục tiêu và kết quả then chốt trong lĩnh vực Marketing
Mục tiêu (Objective) : Thu hút 3,500 khách hàng mới cho app mobile mới ra mắt trong vòng 1 tháng.
Kết quả then chốt (Key result):
SMART là nguyên tắc giúp bạn định hình, nắm giữ được mục tiêu của mình trong tương lai, biết được khả năng và xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với bản thân mỗi người.
S.M.A.R.T viết tắt các chữ đầu của 5 bước: Specific (Cụ thể) – Measurable (có thể Đo lường được) – Actionable (Tính Khả thi) – Relevant (Sự Liên quan) – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu).
Để dễ hình dung, chúng ta sẽ cùng đến với ví dụ sau đây. Giả sử bạn muốn mở cửa hàng kinh doanh riêng. Bạn có thể quản trị mục tiêu theo SMART như sau:
S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở một cửa hàng kinh doanh của riêng mình.
M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở quán trà chanh tại nhà quy mô 30 khách, hoạt động từ 7h30- 22h30 mỗi ngày.
A – Attainable (Tính khả thi): Tôi đã có sẵn một lượng tiền vốn đủ để kinh doanh trong vòng 6 tháng và địa điểm kinh doanh tận dụng không gian sẵn có tại nhà.
R – Relevant (Tính liên quan): Với quán trà chanh tại nhà quy mô 30 khách, tôi có thể đưa ra các chiến lược nhằm phát triển công việc kinh doanh cá nhân.
T – Timely (Tính thời điểm): Quán cafe sẽ bắt đầu khai trương từ ngày 1/1/2022 (Thời điểm này đầu năm sẽ thu hút được nhiều khách hàng).
Sử dụng mô hình SMART giúp cá nhân và doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh của họ theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp đưa ra những điều chỉnh hơn trong quy trình kinh doanh.
CFR là viết tắt của 3 từ cuộc trò chuyện (conversation), phản hồi (feedback) và công nhận (recognition).
Cả ba thành phần của CFR thúc đẩy:
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách vận hành của các công cụ quản trị mục tiêu (OKR, SMART, CFR) trong quản trị dự án, hãy lựa chọn khóa học Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) của Học viện Agile.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Trên đây là những công cụ giúp quản trị mục tiêu hiệu quả cho các nhà quản lý. Mỗi công cụ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy thuộc vào đặc trưng của công ty, các nhà lãnh đạo sẽ lựa chọn công cụ phù hợp nhất. Bên cạnh quản trị mục tiêu, một nhà lãnh đạo cần phải trang bị thêm rất nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng khác nữa. Những bộ kỹ năng đó chúng ta có thể kể đến quản trị hiệu suất – Performance Management, quản trị tài năng – Talent Management, quản trị nhiệm vụ – Task Management,…Nắm bắt được nhu cầu đó, hiện tại, Học viện Agile đang triển khai các khóa học giúp nâng cao năng lực quản lý dự án theo Agile cũng như các khóa học đào tạo lãnh đạo trong thời đại mới.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.