OKRs là một phương pháp đặt và quản trị mục tiêu, vì vậy việc kiểm soát thưởng xuyên mục tiêu để đảm bảo đúng tiến độ đạt được là rất quan trọng. Mọi người thường đặt ra mục tiêu nhưng lại quên mất việc phải bám sát nó và để mục tiêu đi vào dĩ vãng. Điều này sẽ khiến cho đến cuối cùng chặng đường bạn mới giật mình nhận ra rằng mình đã đi lệch hướng hoặc đi quá chậm. Đó là lí do vì sao chúng ta luôn cần có những phiên OKRs check-in hàng tuần hay check-in giữa quý để mục tiêu được đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.
Trong phiên Check-in, tất cả những khó khăn hay chướng ngại vật cản trở đến việc đạt được các OKRs sẽ được nêu ra và giải quyết, đó là điển hình cho câu nói “Tin xấu đến muộn còn tồi tệ hơn tin xấu”.
Mỗi thành viên trong nhóm nên review lại công việc của nhóm và công việc của cá nhân đã thực hiện trong tuần trước buổi check-in
Hoạt động check-in hàng tuần nên được diễn ra không quá 1 giờ.
Bao gồm các hoạt động như bảng ma trận 2×2 dưới đây:
Tiến độ OKRs | Mức độ tự tin |
Điều gì đã thay đổi trong Kết quả then chốt kể từ lần check-in trước | Chúng ta tự tin đạt được kết quả then chốt như thế nào? Mức độ này tăng lên hay giảm đi |
Trở ngại | Cải tiến |
Điều gì đang khiến cả nhóm chậm lại | Chúng ta dự định sẽ làm gì để cải tiến kết qủa? |
Có một mẹo nhỏ đối với phần xác định mức độ tự tin, đó là khi bắt đầu thiết lập các kết quả then chốt ở thời điểm bắt đầu quý, chúng ta có thể thiết kế mức độ tự tin ở điểm 0.5. 50% cơ hội dường như có thể chấp nhận được. Với bối cảnh đó, trong suốt quý, chúng ta có thể ngồi lại cùng cả nhóm và hỏi xem mức độ tự tin của chúng ta đang ở đâu? Với tất cả các dữ liệu, thông rtn mà chúng ta có trong buổi check-in, chúng ta tự tin sẽ đạt được kết quả then chốt như thế nào? 8 trên 10 hay chỉ 2 trên 10? Cũng có một cách thức khác để đánh giá mức độ tự tin của nhóm, không dùng đến các con số để tránh sự nhầm lẫn, chúng ta có thể dùng bảng ba màu như sau:
Xanh lá cây: Sẽ đạt được kết quả then chốt
Màu vàng: Có rủi ro nhưng chúng ta tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được
Màu đỏ: Không tin là chúng ta làm được
Đối với việc xác định mức độ tự tin, bất cứ là vấn đề gì thì tất cả các thành viên nên cùng thảo luận chúng. Đây là một kĩ thuật liên kết để giúp chúng ta khuyến khích từng thành viên một cách nhanh chóng, đồng thời kiểm tra chỉ số sức khoẻ của OKRs của nhóm. Màu đỏ không có nghĩa là nhóm nên từ bỏ mà nên thay đổi cách thức tiếp cận.
Sau mỗi buổi check-in, mỗi thành viên trong nhóm nên hiểu rõ các công việc ưu tiên của đồng nghiệp mình trong tuần tới, và chuẩn bị cho bất cứ sự hợp tác cần thiết nào giữa các cá nhân để đảm bảo tiến độ OKRs.
Hoạt động rà soát giữa kì nên bao gồm các chủ đề đã được liệt kê trong các buổi OKRs Check-in hàng tuần, nhấn mạnh tình trạng triển khai hiện tại, sau đó thảo luận các hoạt động thực hiện trong nửa quý còn lại để đạt được OKRs.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.