Quản lý cấp trung đóng vai trò như một mắt xích quan trọng, được ví như bộ phận “xương sống” của doanh nghiệp. Để làm tốt “vai” của mình, các nhà quản lý cấp trung cần hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong doanh nghiệp. Bài viết này giúp bạn khám phá và định hình rõ nét vai trò của quản lý cấp trung và làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể tận dụng hiệu quả năng lực làm việc của họ trong doanh nghiệp.
Mục lục
ToggleQuản lý cấp trung không chỉ là người có năng lực chuyên môn vững vàng mà còn phải là người lập kế hoạch và hướng dẫn cụ thể cho đội nhóm về cách thực hiện công việc. Kỹ năng lập kế hoạch tốt cho phép các nhà quản lý cấp trung dễ dàng hoạch định mục tiêu và lựa chọn cách thức đạt được mục tiêu hiệu quả.
Có một kế hoạch tốt giúp cho mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và dễ theo dõi, đồng thời giúp người quản trị dễ dàng ứng phó với các sự cố xảy ra trong quá trình làm việc. Hơn nữa, một kế hoạch hành động hiệu quả giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Người ta thường lầm tưởng rằng việc lãnh đạo con người chỉ dành cho các nhà quản lý cấp cao, người quản lý cấp trung chỉ cần quan tâm đến hiệu suất công việc là đủ. Tuy nhiên, là người trực tiếp làm việc, cầu nối của lãnh đạo với nhân viên, vai trò của quản lý cấp trung cần quan tâm đến việc lãnh đạo con người hơn ai hết.
Một nhà quản lý cấp trung kinh nghiệm phải là người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, truyền đạt được tầm nhìn của lãnh đạo tới nhân viên và kết nối mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu từng cá nhân, từ đó đạt được kết quả như mong muốn. Có năm cấp độ lãnh đạo mà quản lý cấp trung cần nắm rõ, cụ thể:
Cấp độ 1: Mọi người đi theo bạn vì họ bắt buộc phải theo (Position)
Cấp độ 2: Mọi người muốn đi theo bạn (Permission)
Cấp độ 3: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho doanh nghiệp của mình (Production)
Cấp độ 4: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn có thể làm cho họ (People development)
Cấp độ 5: Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì (Pinnacle)
Trong doanh nghiệp, vai trò của quản lý cấp trung còn là nhà tổ chức vận hành chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và có hệ thống. Vai trò của quản lý cấp trung là cầu nối trung gian đưa tầm nhìn doanh nghiệp đến gần hơn với nhân viên. Tại đây, yêu cầu các nhà quản lý cần có kỹ năng giao tiếp, điều phối các cuộc họp nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, nguồn lực đem đến lợi ích cho doanh nghiệp.
Huấn luyện (Coach) là vai trò của quản lý cấp trung phải đảm nhận. Bằng cách trở thành một huấn luyện tài ba, các nhà quản lý cấp trung có thể tiết kiệm thời gian và sức lực bằng cách phát hiện và giúp đội ngũ nhân viên phát triển năng lực ở tầm cao hơn.
Công tác huấn luyện thành công cần 3 yếu tố cốt lõi:
Nhân viên là bộ máy lao động cốt lõi, trực tiếp tạo ra kết quả, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Trở thành nhà huấn luyện chuyên nghiệp giúp thúc đẩy tinh thần và sự phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của nhân viên. Khi đó, nhân viên có thể cảm thấy được tôn trọng, được đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
Vận hành doanh nghiệp không phải công việc đơn lẻ của cá nhân mà là sự cố gắng hoàn thiện của cả bộ máy doanh nghiệp. Người lãnh đạo cần nắm được bí quyết trao quyền cho các nhà quản lý cấp trung nhằm tận dụng tối đa kỹ năng chuyên môn và khả năng quản lý, hướng đến lợi ích chung của doanh nghiệp, phát triển vai trò của quản lý cấp trung, cụ thể:
Người lãnh đạo không phải là người có chuyên môn cao nhất, mà là người có tầm nhìn, hoạch định được hướng đi tương lai cho doanh nghiệp. Phân công đúng người đúng việc cho quản lý cấp trung giúp đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Từ đó tiết kiệm thời gian, giảm căng thẳng nơi công sở và có thể đào tạo được đội ngũ kế cận trong tương lai.
Tin tưởng và trao quyền cho nhà quản lý cấp trung không đồng nghĩa với việc buông lỏng trong khâu quản lý giám sát. Nhà lãnh đạo cần có quy trình giám sát và khung đánh giá năng lực quản lý cấp trung nhằm đưa ra góp ý kịp thời và khen thưởng xứng đáng.
Doanh nghiệp cần có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời và xứng đáng đối với nhà quản lý cấp trung có thành tích tốt trong công việc, để họ gắn bó lâu dài và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Vai trò của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp là không thể phủ nhận. Vì thế, các nhà lãnh đạo cần biết cách nâng cao và tận dụng hết năng lực của các nhà quản lý cấp trung, kết nối lợi ích cá nhân của họ với lợi ích chung của doanh nghiệp.
Vai trò của quản lý cấp trung là mắt xích quan trọng trong doanh nghiệp, nhưng năng lực quản lý của họ còn nhiều hạn chế, đây cũng là bài toán khó của nhiều doanh nghiệp. Trước thực trạng đó, khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý cấp trung NeoManager ra đời.
NeoManager được thiết kế với 9 học phần và cung cấp 22 công cụ, kỹ thuật quản lý nhằm hỗ trợ quá trình học tập và thực hành của học viên. Qua đó, người học sẽ nắm chắc những kiến thức liên quan đến việc quản trị, xây dựng kế hoạch, mục tiêu, cách nuôi dưỡng tư duy phát triển, đặc biệt là nâng cao hiệu quả cá nhân và phát triển vai trò của quản lý cấp trung trong doanh nghiệp
Khóa học đào tạo nâng cao năng lực quản lý cấp trung – NeoManager được kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu dành cho các nhà quản lý cấp trung nói riêng và những người mong muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng quản trị nói chung. Để biết thêm thông tin về nội dung, quy trình và thời gian của chương trình đào tạo NeoManager , hãy liên hệ với Học viện Agile để được tư vấn chi tiết!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.