Quản lý dự án là một trong những ngành có tiềm năng phát triển nhất hiện nay. Tại thị trường Việt Nam, dự án trong các lĩnh vực được triển khai ngày càng nhiều, nhu cầu nhân lực tăng cao nhưng số lượng nhân sự hoạt động trong ngành đang khan hiếm. Nếu bạn đọc đang lăn tăn và mơ hồ về phương pháp học và cơ hội việc làm ngành quản lý dự án, cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Ngành quản lý dự án trực thuộc hệ quản trị kinh doanh, là ngành học đào tạo hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả các giai đoạn của dự án, đảm bảo hoàn thành những công việc đúng yêu cầu, đúng ngân sách và trong phạm vi thời gian đã quy định. Quản lý dự án luôn cần thiết trong tất cả các lĩnh vực xây dựng, tài chính, kinh doanh, bất động sản, công nghệ thông tin,…. với nền tảng kiến thức đa dạng và phong phú đòi hỏi người học quản lý dự án cần học sâu, hiểu rộng, nhạy bén, linh hoạt, kiên nhẫn.
Ban quản lý dự án – PMO là bộ phận được thành lập nhằm nâng cao và phát triển năng lực quản lý dự án, chuyên nghiệp hóa hệ thống, thống nhất phương án và nâng cao lợi ích cho doanh nghiệp. Ban quản lý dự án lấy hai tiêu chí làm kim chỉ nam trong quá trình hoạt động: đúng tiến độ hoàn thành và trong phạm vi ngân sách dự án. Cơ cấu tổ chức cơ bản ban quản lý dự án bao gồm: giám đốc, trưởng ban và nhân viên
Nhân viên ban quản lý dự án đóng vai trò thực hiện, triển khai dự án đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm phạm vi công việc được phân công trong dự án. Nhân viên ban quản lý cần phối hợp trao đổi với cá nhân, phòng ban có liên quan để tìm ra những giải pháp tối ưu hiệu suất dự án, luôn cập nhật báo cáo tiến độ công việc và các vấn đề liên quan cho cấp trên.
Trưởng ban quản lý dự án đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, triển khai dự án, kiểm soát tiến độ, điều hành mọi hoạt động dự án.Trưởng ban có quyền hạn phân bổ nguồn lực để thực hiện dự án, kiểm tra đánh giá tình hình hiệu suất làm việc của nhân sự đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Trưởng ban dự án chịu trách nhiệm báo cáo và tham mưu cho giám đốc ban quản lý dự án. Làm việc trực tiếp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến thủ tục dự án.
Giám đốc ban quản lý dự án nắm vai trò điều phối và quản lý trong quá trình dự án diễn ra, có quyền hạn cao nhất trong từng dự án đảm nhiệm. Vai trò giám đốc dự án: trực tiếp tiếp nhận và quản lý những công việc liên quan trong quá trình thực hiện dự án, thẩm định và phê duyệt những hồ sơ tài liệu liên quan, chào giá, xét thầu, ký kết hợp đồng, thương lượng đàm phán những hạng mục liên quan đến dự án, theo dõi tiến độ thi công thông qua báo cáo từ trưởng ban quản lý dự án, nghiệm thu và quyết toán công trình.
Xác định mục tiêu dự án, ước lượng thời gian thực hiện dự án, lên ngân sách chi phí dự án, lựa chọn công cụ đo lường kiểm tra và đánh giá kết quả.
Liệt kê danh sách các công việc cần thực hiện, xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc, ước tính nguồn lực (công cụ, nhân sự, nguyên vật liệu,…) cần sử dụng để dự án đạt được kết quả tốt nhất.
Dựa vào năng lực và chuyên ngành của từng cá nhân hoặc phòng ban mà phân công khối lượng công việc phù hợp, cân đối, minh bạch. Thông báo chi tiết về thời hạn hoàn thành và quy trình báo cáo làm việc để dòng chảy thông tin dự án được diễn ra lưu loát, đa chiều.
Dựa vào tiến trình công việc, ban quản lý dự án có thể theo dõi và quản lý công việc xuyên suốt, dễ dàng, hiệu quả hơn. Theo dõi tiến độ thường xuyên, lường trước được những rủi ro, ban quản lý kịp thời chuẩn bị phương án dự phòng khi có vấn đề trở ngại xảy ra.
=> Xem thêm: Cách xác định chi phí quản lý dự án, định mức và lập dự toán
Quản lý dự án trong ngành kỹ thuật đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức am hiểu sâu rộng, nhạy bén với sự thay đổi, linh hoạt trong việc ứng dụng các phần mềm công nghệ vào dự án. Vì vậy, nhân sự ngành quản lý dự án cần luôn chủ động trong việc nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức và trau dồi kỹ năng để bản thân phát triển vững mạnh trong tương lai.
Để nâng cao năng lực trở thành chuyên viên quản lý dự án giỏi, bạn cần sở hữu kiến thức sâu rộng về ngành kỹ thuật, có cái nhìn tổng thể toàn bộ bức tranh dự án, kiểm soát công việc bản thân hiệu quả, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới mang lại tối ưu trong công việc.
Một số môi trường đào tạo hàng đầu về ngành quản lý dự án, bạn có thể tham khảo: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Tài chính Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng,…
=> Xem thêm: Quản lý dự án học trường nào? Cơ hội việc làm?
Kiến thức của bằng cử nhân thường giới hạn trong mức đại cương. Nếu bạn muốn phát triển hơn trong con đường quản lý dự án hay đang làm việc trong môi trường chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần biết nhiều hơn và chuyên sâu hơn vượt qua giới hạn đại cương chuyên ngành, chương trình thạc sĩ sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, am hiểu chuyên sâu hơn về những lý thuyết chuyên ngành, ứng dụng nhiều hơn các phần mềm công cụ hỗ trợ tối ưu dự án.
Trong thời đại hội nhập, chất lượng nhân sự được sàng lọc khắt khe hơn, bằng thạc sĩ quản lý dự án trở thành tiêu chuẩn thông thường đánh giá chất lượng nhân sự hiện nay. Bằng thạc sĩ cũng là chìa khóa giúp bạn mở rộng những cánh cửa làm việc trong môi trường quốc tế.
Học tiến sĩ sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia đầu ngành, nhà phân tích chuyên sâu về dự án trong ngành kỹ thuật, tạo ra những lý thuyết, phương pháp, mô hình ứng dụng mới giúp dự án hoàn thành hiệu suất tốt nhất, tiếp cận những phương pháp vận hành dự án chuẩn quốc tế, tham gia lãnh đạo các dự án lớn với cấu trúc nhiều bộ phận phức tạp.
Theo đuổi con đường tiến sĩ khá gian nan và thử thách với những chương trình chuyên sâu:
Top 3 trường đại học hàng đầu thế giới cung cấp chương trình Phd quản lý dự án: Đại học Liberty, Đại học Maryland. Đại học Saint Leo.
Bên cạnh đó, với những nhà quản lý dự án mong muốn nâng cao năng lực quản lý dự án một cách thực chiến, bài bản và chuẩn quốc tế, thì có thể tham khảo khóa học Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) của Học viện Agile. Khóa học được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án với các chủ đề như: Khung sườn cho một dự án hiệu quả (Scrum Framework), Tổ chức đội dự án hiệu quả, Lập và thực thi kế hoạch, Quản lý dự án phức tạp, Quản lý rủi ro và thích ứng với tính bất định.
Trong quá trình học, học viên sẽ được:
Kết thúc khóa học, học viên sẽ:
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết trên đây đã phân tích những góc nhìn đa chiều về ngành quản lý dự án, giúp bạn đọc hiểu được vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cách nâng cao năng lực quản lý dự án trong ngành kỹ thuật. Hy vong, bạn đọc có thể lựa chọn những phương án học tập phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.