Trong một vài năm gần đây, khi Scrum ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp thì cơ hội nghề nghiệp của Scrum Master ngày càng nóng hơn bao giờ hết. Trong số những học viên tìm đến tại Học viện Agile, có tới gần 30% người muốn học để trở thành các Scrum Master. Vậy Scrum Master là nghề gì mà tại sao lại hot như thế?
Mục lục
ToggleTrước tiên, bạn cần biết rằng “Scrum” trong Scrum Master là một phương pháp làm việc theo Agile. Vậy Agile và Scrum là gì, mời bạn đọc tìm hiểu trong trang Agipedia.
Trong thời kỳ mọi thứ đều biến động như hiện nay, các doanh nghiệp hay cá nhân luôn cần trau dồi kỹ năng, năng lực, để ứng phó với mọi tình huống để không chỉ khi khó khăn ập đến, chúng ta mới xoay xở đi học, đi giải quyết. Điều này đòi hỏi một cách làm việc ít rủi ro hơn, tối ưu hóa hơn, và đặc biệt linh hoạt hơn. Đó chính là Agile – Agile là một khung tư duy cho các cá nhân và công ty trong thời đại mới. Theo mô hình tư duy theo Agile thì Scrum là một phương pháp trong đó, Scrum giúp cụ thể hơn tư duy Agile và áp dụng nó trong công việc để đạt hiệu quả cao hơn.
Bạn biết không, những công ty giá trị hàng đầu thế giới hiện nay đều đã chuyển đổi cách làm việc theo Agile như Apple, Microsoft, Amazon, Spotify,… Ở Việt Nam Agile hiện nay cũng đã có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng áp dụng như Viettel, Vin Group, Golden Gate, Techcombank, Prudential, Bosch, MSB, NAL,…
Chính nhờ làn sóng Agile mà nghề Scrum Master đang được săn đón tuyệt vời hơn bao giờ hết. Có thể nói thị trường nghề nghiệp của Agile đang nằm trong top những nghề nghiệp xứng đáng làm việc nhất. Ở vấn đề này, tôi sẽ phân tích đề cập sâu hơn tại phần dưới của bài viết.
Trong một dự án truyền thống thường sẽ có vai trò Project Manager là người có quyền lực rất lớn trong việc điều hành dự án đạt thành công. Tại Scrum sẽ không có vai trò Project Manager nữa mà thay thế bởi Scrum Master, Product Owner và các Nhà Phát triển. Họ đều có mức độ quan trọng và quyền lực ngang nhau.
Chúng ta không thể nói Product Owner có quyền lực hơn Scrum Master hay Scrum Master có quyền lực hơn các Nhà Phát Triển được, bởi mỗi thành viên sẽ là một mảnh ghép với các vai trò, nhiệm vụ quan trọng khác nhau. Từ đó cùng đóng góp vào bức tranh lớn của dự án.
Theo Cẩm nang Scrum thì “Scrum Master là người đảm bảo sự vận hành tốt của Nhóm Scrum, hướng đến kết quả sản xuất tốt nhất bằng cách tuân thủ nguyên lý, các kỹ thuật và quy tắc của Scrum. ScrumMaster không phải là người quản lý, cũng không phải là lãnh đạo của Nhóm. Thay vào đó, Scrum Master là người phục vụ Nhóm. Scrum Master làm tất cả những gì trong thẩm quyền phục vụ Product Owner, Nhà Phát triển, và Tổ chức đi đến thành công.”
Sẽ không có gì là nói quá nếu nói Scrum Master là một key person trong nhóm Scrum. Chính điều đó mà việc tuyển dụng các Scrum Master có năng lực tốt luôn được đề cao trong các doanh nghiệp làm việc theo mô hình Agile.
Theo thống kê từ việc tuyển dụng các Scrum Master, lương của Scrum Master trong các doanh nghiệp nước ngoài là 2000-3000$ và các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào 700-2000$. Một con số khá ấn tượng!
Ngoài ra, khi trở thành Scrum Master, bạn cũng có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Bởi Scrum Master là một nghề trong các nghề, bạn sẽ cần biết cả những kiến thức chuyên môn, cách làm việc và điều phối công việc, cách quản lý con người. Vì vậy tôi có thể khẳng định mọi kĩ năng của bạn đều sẽ được trau dồi vượt bậc khi trở thành Scrum Master, từ đó mà con đường để trở thành một CTO còn ngắn hơn bao giờ hết.
Có vẻ những điều tôi nói ra là một viễn cảnh thật đẹp khi trở thành một Scrum Master, nhưng bạn đừng quên rằng chúng ta sẽ có một chặng đường để có thể trở thành Scrum Master nữa bạn nhé. Chúng ta cùng tìm hiểu nào!
Scrum Master là một thành viên trong nhóm Scrum nên phải cần có nền tảng kiến thức làm việc theo Scrum. Ngoài ra, Scrum Master giữ vai trò điều phối công việc và con người theo phương pháp Scrum, nên Scrum Master còn cần là người hiểu sâu, hiểu kỹ và hiểu đúng về Scrum nhất trong cả nhóm. Bạn biết không, với kinh nghiệm gần 10 năm đào tạo Agile/Scrum, chúng tôi đã gặp vô vàn những bạn áp dụng Scrum mà còn chưa hiểu đúng về Scrum, dẫn tới việc Scrum không tới, ảnh hưởng đến cả team, cả doanh nghiệp.
Vì vậy để trở thành một Scrum Master được các nhà tuyển dụng săn đón, thì điều đầu tiên bạn cần phải có nền tảng về Scrum vững chắc.
Tiếp theo, bạn sẽ cần học về cách để trở thành một Scrum Master. Như tôi đã nói phía trên, Scrum Master sẽ cần rất nhiều các kỹ năng khác nhau, vì vậy việc học tập để trau dồi kiến thức, kĩ năng, từ đó kết hợp với việc đã có nền tảng về Scrum sẽ giúp bạn có đủ năng lực để trở thành một Scrum Master.
Nếu như bạn nghĩ chỉ cần học một khóa học Scrum Master hay Scrum là có thể trở thành một Scrum Master thực thụ thì quả là một sai lầm lớn. Nói gì thì nói, “học” luôn cần đi đôi với “hành. Nếu chỉ học lý thuyết về Scrum hay Scrum Master, sẽ rất khó để thực hành nó trong thực tế. Vì vậy việc học về Scrum và Scrum Master sẽ là nền tảng rất quan trọng, giúp bạn vững chắc để phát triển về sau. Ngoài ra, chính sự nỗ lực của bạn, sự thực hành, sự đúc rút từ bạn cũng là yếu tố tiên quyết giúp bạn trở thành một Scrum Master tuyệt vời.
Chứng chỉ Scrum Master là một trong những điều kiện tiên quyết và đem lại khá nhiều lợi ích nổi trội cho các ứng viên vào vị trí Scrum Master. Các chứng chỉ quốc tế như CSM (Certified Scrum Master) hay PSM (Professional Scrum Master) là bằng chứng xác nhận kiến thức và kỹ năng của Scrum Master trong việc áp dụng Scrum cũng như tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong ngành. Hiện nay các công ty đều ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CSM (Certified Scrum Master); PSM I, II, III,…
Scrum Master giải thích một cách đơn giản là người điều phối nhóm và vận hành nhóm, dự án. Chính vì vậy việc trang bị các kĩ năng về điều phối, quản lý con người, quản lý công việc là một phần không thể thiếu cho Scrum Master. Các doanh nghiệp luôn đề cao những Scrum Master có năng lực điều phối nhóm Scrum tốt.
Tham gia vào các dự án quy mô lớn cũng là một cách tuyệt vời để áp dụng Scrum trong môi trường phức tạp, giúp bạn mở rộng kiến thức và kỹ năng quản lý dự án Agile ở quy mô lớn. Khi tiếp xúc với nhiều dự án và nhóm khác nhau, Scrum Master có thể học hỏi từ những tình huống phức tạp, từ đó nắm vững các kỹ thuật giải quyết xung đột và xây dựng một môi trường tích cực, hợp tác cho nhóm.
Có rất nhiều hướng đi cho Scrum Master, bạn có thể lựa chọn phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp, thị trường và định hướng cá nhân. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn:
Scrum Master thường bắt đầu sự nghiệp với vai trò cơ bản. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ và hướng dẫn nhóm phát triển theo quy trình Scrum.
Ngoài ra, Scrum Master còn có trách nhiệm đảm bảo quy trình Scrum được thực hiện hiệu quả và thúc đẩy sự cải thiện liên tục của một nhóm đến nhiều nhóm.
Sau đó, với kinh nghiệm dày dạn và hiểu biết sâu rộng về Agile và Scrum, Scrum Master có thể trở thành một Agile Coach. Vị trí này tập trung vào việc huấn luyện, hỗ trợ các nhóm và tổ chức trong việc áp dụng nguyên tắc Agile một cách toàn diện.
Với sự tập trung vào việc phát triển và thúc đẩy văn hóa Agile trong tổ chức, Scrum Master có thể tiến tới vị trí lãnh đạo chủ chốt về Agile như Giám đốc chuyển đổi Agile, đóng góp lớn vào việc biến đổi và tối ưu hóa tổ chức theo hướng Agile.
Các doanh nghiệp lớn thực hiện chuyển đổi Agile trên diện rộng là một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các Scrum Master. Khi đã áp dụng Agile cho một nhóm, bạn sẽ có cơ hội áp dụng vào các nhóm tiếp theo một cách có tính toán.
Để có thể nắm bắt cơ hội này đòi hỏi Scrum Master phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ kiến thức, trải nghiệm ở quy mô nhiều nhóm cũng như hiểu biết chuyên sâu về vận hành doanh nghiệp.
Nếu bạn là người yêu thích làm sản phẩm, có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một Product Owner. Tuy nhiên, vị trí Product Owner đòi hỏi bạn phải có cái nhìn tổng thể và toàn diện, từ góc nhìn của thị trường, đối thủ, khách hàng đến năng lực thực thi của đội ngũ. Mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm về Agile, nhưng điều đó cũng không thể đảm bảo cho sự thành công của bạn trong vai trò mới. Do đó, để trở thành Product Owner, bạn cần rất nhiều nỗ lực và học hỏi liên tục.
Ví dụ, bạn là Scrum Master đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, bạn có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng thì hoàn toàn có thể trở thành Product Owner của một dòng sản phẩm trong ngân hàng.
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, bạn cần bổ sung kỹ năng làm việc với khách hàng, các liên quan. Ví dụ, để trở thành Product Owner của một dòng sản phẩm trong ngành ngân hàng, bạn phải làm việc với phòng Pháp lý, phòng thẻ tín dụng, phòng chăm sóc khách hàng,…
Để trở thành một Scrum Master chuyên nghiệp cần trang bị nền tảng kiến thức về Agile/Scrum, năng lực điều phối tốt cũng như sở hữu các chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho Scrum Master. Đó chính là lý do Học viện Agile thiết kế và xây dựng 03 khóa học theo từng giai đoạn phù hợp với các Scrum Master mong muốn phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Khóa học huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM I, II – hiểu đúng về vai trò Scrum Master và hệ thống hóa kiến thức về Agile/Scrum để chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ.
Khóa học lấy chứng chỉ quốc tế CSM – trở thành Scrum Master được chứng nhận và trang bị bộ công cụ, kỹ năng về Agile/Scrum bài bản, có thể áp dụng ngay vào công việc điều phối, tổ chức, huấn luyện cho các thành viên trong nhóm cũng như trong toàn tổ chức.
Khóa học Kỹ năng thiết yếu dành cho Scrum Master – trang bị kỹ năng thiết yếu nhất giúp Scrum Master tự tin giải quyết các vấn đề phổ biến khi áp dụng Agile trong nhóm, từ đó giúp đội nhóm đạt hiệu suất cao trong công việc.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.