Khi nói về các vai trò trong quản trị dự án Agile, hầu hết các quy trình Agile – ví dụ Scrum – không có người đóng vai trò Quản trị Dự án (PM). Vai trò và trách nhiệm của “người quản trị dự án” Agile được chia sẻ cho mọi người trong dự án, gồm Nhóm Phát triển, Scrum Master và Product Owner.
Trong phát triển Agile, Scrum tiêu biểu cho quản trị dự án Agile. Vì vậy ta sẽ dùng Scrum như một phương pháp mẫu để trả lời câu hỏi này. Trong một dự án Scrum, có 3 vai trò: Product Owner, Scrum Master và Nhóm Phát triển.
Product Owner có trách nhiệm về mặt kinh doanh của dự án, bao gồm việc đảm bảo làm ra đúng sản phẩm theo đúng thứ tự ưu tiên. Một người Product Owner tốt cần cân bằng các ưu tiên, luôn có mặt khi nhóm cần và được trao quyền đưa ra các quyết định về sản phẩm.
Scrum Master đóng vai trò huấn luyện viên của nhóm, giúp các thành viên làm việc cùng nhau theo cách hiệu quả nhất có thể. Một Scrum Master tốt coi vai trò của mình là người đưa ra các dịch vụ cho nhóm, xóa bỏ các trở ngại ảnh hưởng đến tiến độ, xúc tiến các cuộc họp và thảo luận, tiến hành những công việc điển hình của quản trị dự án như theo dõi tiến độ và các vấn đề phát sinh.
Cả nhóm cùng mang vai trò quản trị dự án Agile khi cùng quyết định cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu sản phẩm (được đặt ra bởi Product Owner). Thành viên nhóm sẽ cộng tác để quyết định ai nên làm tác vụ nào, kĩ thuật thực hành nào sẽ cần thiết để đạt được mục tiêu về chất lượng, v.v..
Vậy, quy trình này có gì “agile”? Quản lý dự án Agile phân chia trách nhiệm cho nhiều hơn một thành viên nhóm. Trong Scrum, trách nhiệm thuộc về cả Product Owner, Scrum Master và các thành viên còn lại của nhóm.
Trong quản trị dự án Agile, thế giới có thể nhìn nhận Scrum Master như là phiên bản người quản trị dự án của thế kỉ 21. Nhưng không giống như người quản trị dự án (PM) truyền thống, Scrum Master không được nhìn nhận là người tạo nên thành công (hay bị khiển trách cho thất bại) của dự án.
Chức trách của Scrum Master chỉ về mặt quy trình. Anh ta là một chuyên gia về quy trình, và giúp nhóm làm việc hết khả năng của mình. Nhưng một Scrum Master không có các trách nhiệm truyền thống mà một PM phải làm như: phạm vi của các yêu cầu, chi phí, nhân sự, quản lý rủi ro.
Quản trị dự án truyền thống thường là người có trách nhiệm lớn. Họ có trách nhiệm quản lí phạm vi, chi phí, chất lượng, nhân sự, truyền thông, rủi ro, mua sắm và nhiều thứ khác.
Việc quản trị dự án Agile thường khiến người quản trị dự án thông thường rơi vào những tình huống khó khăn. Ví dụ, anh\chị ta bị yêu cầu đưa ra những quyết định phải cân bằng giữa phạm vi và lịch trình dù biết rằng người quản lý sản phẩm hoặc khách hàng có thể chỉ trích những quyết định này nếu dự án tiến triển không tốt.
Agile thấy rõ tình huống khó khăn này và phân bổ lại những trách nhiệm của người quản trị dự án truyền thống. Việc “linh hoạt” trong cách làm này khiến rất nhiều trách nhiệm, ví dụ như giao việc và những quyết định hằng ngày về dự án trở về đúng nơi nó vốn thuộc về.
Trách nhiệm cân bằng giữa phạm vi và lịch trình trở về với Product Owner. Quản lý chất lượng trở thành trách nhiệm chung của cả Nhà Phát triển, Product Owner và Scrum Master. Những nhiệm vụ truyền thống khác cũng được phân chia tương ứng cho các vai trò khác nhau trong nhóm Agile.
Các quy trình Agile như Scrum chắc chắn có thể mở rộng quy mô. Trong khi dự án Agile thông thường có từ 5 đến 20 người trong một đến ba nhóm, đã có những dự án triển khai theo Agile thành công với 200 đến 500 người, thậm chí 1000 người.
Đúng như bạn nghĩ, những dự án cỡ to như vậy phải có thêm các đầu mối điều phối và các cách quản trị dự án Agile khác so với các dự án cỡ nhỏ.
Để điều phối công việc của nhiều nhóm, các dự án lớn đôi khi thêm một vai trò được gọi là “người quản trị dự án”. Dù người có chức danh và nền tảng này có thể rất hữu ích nhưng các chức trách của họ thì vẫn cần được suy xét cẩn thận. Bời vì dù trong một dự án Agile rất lớn, nhóm vẫn tự làm phần lớn các công việc quản trị dự án. Ví dụ, nhóm vẫn quyết định việc phân chia tác vụ chứ không phải do một người quản trị dự án làm; do đó vai trò người quản trị dự án giống với người điều phối dự án hơn.
Anh ta có những nhiệm vụ như phân phối và theo dõi ngân quỹ, truyền thông/giao tiếp với các bên liên quan, nhà thầu và những người khác; duy trì thống kê rủi ro với sự giúp đỡ từ Nhà Phát triển, Scrum Master và Product Owner; v.v.. Đây là vai trò quản trị dự án Agile thực sự!
Với các nhà quản lý dự án Agile mong muốn nâng cao năng lực quản trị, kiểm soát tiến độ, chi phí và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả, có thể tham khảo Khóa học Quản trị dự án Agile với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Sau khóa học, nhà quản lý dự án sẽ:
Nếu bạn có mong muốn được chuẩn hóa kiến thức Quản trị dự án Agile bài bản, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.