Agile ngày càng trở nên phổ biến hơn trong các doanh nghiệp trên khắp thế giới, vì vậy nhu cầu tuyển dụng các Agile Coach ngày càng tăng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa Scrum Master vs Agile Coach là gì? Các đội nhóm trong công ty đều đang được huấn luyện bởi các Scrum Master, vậy chúng ta cần Agile Coach để làm gì? Có nhiều điểm tương đồng giữa Agile Coach vs Scrum Master khi 2 vai trò này cùng sử dụng các kỹ thuật và kỹ năng tương tự để giúp tổ chức phát triển Agile Mindset. Tuy nhiên có vài điểm khác biệt giữa 2 vai trò này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
ToggleLà một Scrum Master bạn sẽ đồng hành suốt vòng đời của nhóm, trong khi đó Agile Coach sẽ làm việc cùng nhóm trong từng khoảng thời gian, thông thường là sau khi hoàn thành một mục tiêu cụ thể.
“A Scrum Master works with “A” team. An Agile Coach works with ALL teams”
Nhiều quan điểm cho rằng phạm vi làm việc của một Scrum Master là ở cấp độ nhóm hoặc vài nhóm, trong khi phạm vi của một Agile Coach là cấp độ toàn tổ chức. Scrum Master thì làm việc trực tiếp với nhóm thực thi nhiều hơn, còn Agile Coach thì làm việc nhiều với lãnh đạo cấp cao ở tầng chiến lược và yêu cầu nhiều kỹ năng hơn.
Quan điểm trên đa phần là đúng trong bối cảnh thực tế. Tuy nhiên, chiếu theo Scrum Guide, nhiệm vụ của một Scrum Master không những phục vụ nhóm, phục vụ Product Owner mà còn phục vụ tổ chức. Một Scrum Master tốt sẽ không dừng lại ở việc làm việc với nhóm, hơn nữa một nhóm cũng không làm việc độc lập mà nằm trong tổng thể của tổ chức; vì vậy một Scrum Master giỏi và chứng minh được giá trị qua thời gian sẽ lan tỏa những giá trị này ra toàn bộ tổ chức.
Quan điểm trong Scrum là cải tiến trực tiếp ở nơi mọi người làm việc, vì vậy điểm bắt đầu cải tiến là ở cấp độ nhóm – Đây là sự khác biệt giữa hai vai trò này chứ không phải ở phạm vi, năng lực hay tầm ảnh hưởng.
Để tạo ra những hành vi tích cực trong tổ chức, một Agile Coach sẽ sử dụng những câu hỏi nhằm trước hết tạo ra những thay đổi trong suy nghĩ, tư duy của các thành viên, giúp họ có những tư duy mới, từ đó thay đổi cảm nhận (Feeling), hành động (Actions) và từ đó phát sinh ra những hành vi tích cực (Behavior) mang lại nhiều giá trị hơn cho tổ chức.
Trong khi đó, công việc của một Scrum Master thường được hiểu là giúp nhóm vận hành theo Scrum hiệu quả. Vì vậy thông thường Scrum Master sẽ tập trung vào việc thay đổi các hành động (Actions) nhằm tạo ra những hành vi mới. Một cá nhân không thay đổi được tư duy thì trong đội nhóm này có thể có những hành vi tốt, tuy nhiên khi thay đổi nhóm hoặc môi trường thì sẽ trở về với những hành vi cũ.
Tuy nhiên cũng cần xem xét lại quan điểm này, bởi một Scrum Master cũng là một “nhân tố thay đổi” (change agent) nên việc sử dụng các câu hỏi để thay đổi tư duy của các thành viên cũng là một trong những nhiệm vụ của một Scrum Master.
Ngoài ra có một số quan điểm khác cho rằng Scrum Master thì chuyên sâu về Scrum còn Agile Coach thì biết nhiều hơn về các phương pháp thực hành Agile, điều này cũng không hẳn chính xác khi Scrum Master luôn là người phải tìm kiếm các phương pháp, kỹ thuật mới để áp dụng cho tổ chức.
Như vậy có thể thấy rằng giữa Agile Coach vs Scrum Master thực thụ sẽ không có nhiều sự khác biệt về năng lực, kỹ năng hay tầm ảnh hưởng mà những điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người làm Agile Coach hoặc Scrum Master.
Điểm khác biệt cơ bản là tên gọi, vai trò trong nhóm và một số cách tiếp cận trong việc chuyển giao giá trị cho nhóm và tổ chức.
Theo quan điểm của tôi, thì 2 nghề nghiệp này rất có tiềm năng tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Thứ nhất, đây là nghề có tiềm năng bởi các công ty ngày càng chuyển dịch sang Scrum nhiều hơn, mà số người có nghề thì lại khá ít. Thứ hai, để làm được 2 nghề này thì bạn cũng cần có đầy đủ không chỉ kiến thức chuyên môn mà còn là rất nhiều các kĩ năng khác nhau. Một Agile Coach hay Scrum Master hội tụ rất nhiều tiềm năng để có thể trở thành các CEO, CTO trong tương lai. Nếu bạn có định hướng trở thành Agile Coach hoặc Scrum Master, thì thường sẽ cần lấy các chứng chỉ như: Agile Coach (ICP-ACC, ICP-ACF…) và Scrum Master (CSM, PSM, A-CSM). Tại Học viện Agile, chúng tôi cung cấp các khóa học được trải rộng từ nền tảng tới chuyên sâu có thể giúp bạn trở thành một Agile Coach hay Scrum Master tài năng trong tương lai.
Để gia tăng tỉ lệ thành công của dự án thì Agile Coach vs Scrum Master cũng như các thành viên khác trong nhóm dự án cần có kiến thức và nền tảng hiểu biết chung về phương pháp quản trị dự án theo Agile. Nhóm dự án hoàn toàn có thể tham khảo khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) để hiểu đúng và làm chuẩn Agile ngay từ đầu.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.