Mỗi phần mềm được phát hành đều sẽ là cả một quá trình dài của đội ngũ phát triển. Để có được một sản phẩm tốt thì chắc hẳn cần có một quy trình phát triển phần mềm tối ưu. Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu các quy trình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay nhé!
Quy trình phát triển phần mềm là tập hợp các bước hoặc cách tổ chức để sản xuất ra một sản phẩm. Thông thường thì chu kì phát triển phần mềm gồm các bước: Ý tưởng – Xây dựng – Bảo trì
Trong phát triển phần mềm có các hoạt động như:
Là mô hình thác nước mà ở đó, việc tập hợp yêu cầu diễn ra theo trình tự. Mô hình thác nước được hoạt động dựa theo nguyên tắc tuần tự. Đó là chỉ khi nào giai đoạn tập hợp yêu cầu hoàn tất, sau đó mới đến giai đoạn thiết kế sản phẩm và tiếp theo là thực thi, kiểm thử và triển khai.
Phương pháp này phù hợp cho các dự án vừa và nhỏ, trong đó khi triển khai dự án thì thường có thể dự báo trước kết quả và ít thay đổi yêu cầu. Bởi do đặc thù của mô hình là tuần tự nên việc thay đổi sẽ rất hạn chế. Khi dự án diễn ra, các công đoạn tuần tự nên các nhà kiểm thử và lập trình viên sẽ chờ đợi cho đến khi các bước trước đó hoàn thành. Điều này rất dễ gây nên sự lãng phí nguồn lực. Thực tế thì đây là mô hình phát triển phần mềm khá phổ biến trước đây, tuy nhiên với xã hội thay đổi không ngừng hiện nay thì nó ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm bởi sự cứng nhắc, lo sợ thay đổi của mô hình. Các nhà phát triển cần tìm một mô hình khác linh hoạt và giảm thiểu được rủi ro tốt hơn.
=> Xem thêm: Mô hình Waterfall là gì? Phân biệt Agile và Waterfall
Mô hình chữ V được coi là phiên bản cải tiến cho mô hình thác nước. Có nghĩa là việc kiểm thử sẽ được thực thi sớm hơn và có các cấp kiểm thử phù hợp với các giai đoạn tập hợp yêu cầu, và thực thi viết mã. Phương pháp này giúp cho việc phát triển và kiểm thử diễn ra song song và các kiểm thử viên có thể tham gia vào rất sớm ở giai đoạn đầu của dự án và có thể phát hiện lỗi thiết kế từ rất sớm và tăng chất lượng sản phẩm.
Trong thế giới công nghệ biến đổi không ngừng hiện nay, thì đây được coi là phương pháp tối ưu nhất bởi sự hiệu quả mà nó mang lại. Các sản phẩm phần mềm ngày nay thì không còn chỉ đơn giản như trước kia, các tính năng ngày càng phức tạp và cần đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng hơn, do vậy nếu cứ giữ cách làm việc như trước kia thì không thể đảm bảo được hiệu quả của dự án. Trước khi triển khai dự án, sẽ có nhiều các yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Việc tập hợp hết tất cả các yêu cầu chi tiết của sản phẩm ngay từ đầu gần như là bất khả thi và gây lãng phí vì có thể các tính năng không thực sự cần thiết.
Phương pháp này chia thành các phân đoạn ngắn, và trong các yêu cầu đó được làm rõ chi tiết khi sắp được thực thi. Mỗi phân đoạn ngắn cũng gồm các bước làm rõ yêu cầu, thiết kế, thực thi, kiểm thử và triển khai. Mô hình này còn có một tên gọi khác là mô hình Agile. Mô hình này được ưa chuộng và chiếm ưu thế do nó có thể cho ra sản phẩm nhanh, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro và phù hợp sát nhất với nhu cầu của người dùng.
Theo phương pháp Agile, Scrum được coi là khung làm việc phổ biến nhất, thể hiện những đặc điểm nổi bật của mô hình lặp.
Trong Scrum, các phân đoạn kéo dài từ 1-4 tuần và bao gồm mục tiêu, các yêu cầu và công việc cần làm để đạt được mục tiêu. Phân đoạn ngắn giúp cho việc học diễn ra nhanh hơn và tăng khả năng thích nghi với yêu cầu từ thị trường, khách hàng,…Hơn nữa, sau mỗi khi phân đoạn kết thúc nhóm sẽ có một sản phẩm khả dụng cho người dùng trải nghiệm và đưa ra phản hồi nhanh chóng.
Sau đó, khi có phản hồi từ các bên liên quan, người dùng thì cả nhóm có thể nhanh chóng cùng nhau tìm ra những cải tiến nhỏ để sau mỗi phân đoạn, chất lượng sản phẩm được tốt lên, hoàn thiện hơn. Mô hình Scrum được đánh giá cao bởi khi làm việc theo chu trình này cả nhóm có được sự cộng tác hiệu quả hơn.
Mô hình Scrum không đề cao việc lập kế hoạch chi tiết dài hạn, bởi trong khi dự án diễn ra sẽ có những thay đổi, điều chỉnh nên việc lập kế hoạch dài hạn có khả năng sẽ phát triển các tính năng không phù hợp với nhu cầu thực tế. Từ đó gây ra việc tốn chi phí và chất lượng sản phẩm không tốt. Đây chính là một ưu điểm rất lớn giúp giải quyết các hạn chế của mô hình Waterfall.
Agile với ưu thế là sự linh hoạt và tốc độ, trở thành xu hướng nổi bật trong quản trị doanh nghiệp hiện đại. Học viện Agile tự hào là đơn vị đào tạo đi đầu trong công cuộc đưa Agile gần hơn với các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam như: Viettel, Techcombank, MSB, VinGroup, NTQ Solution, Bravestars, SotaTek…
Với mong muốn cung cấp kiến thức và các kỹ thuật, công cụ quản lý dự án cơ bản về Agile/Scrum cho các nhà quản lý dự án và các thành viên trong nhóm dự án kiểm soát tiến độ, chi phí và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả,, Học viện Agile đã xây dựng khóa học Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) với sự dẫn dắt của đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm thực chiến.
Khóa học Quản trị Dự án Agile được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án với các chủ đề như: Khung sườn cho một dự án hiệu quả (Scrum Framework), Lập và thực thi kế hoạch, Quản lý dự án phức tạp, Quản lý rủi ro và thích ứng với tính bất định.
Bước ra từ khóa học, học viên sẽ:
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.