Trong thế giới nhiều biến động, đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19, từ yếu tố linh hoạt và khả năng thích ứng lại càng được xem trọng. Agile xuất phát từ lĩnh vực phần mềm nhưng đang ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong nhiều lĩnh vực, từ phần cứng, tài chính ngân hàng, phân phối, giáo dục.
Trong quản trị doanh nghiệp hay hẹp hơn là quản trị một dự án cụ thể, việc lên kế hoạch kỹ càng, chi tiết, rồi thi hành và kiểm soát thật chặt để đạt được kết quả tốt đã không còn phù hợp. Khi môi trường xung quanh có quá nhiều yếu tố không đoán được (uncertainty), chúng ta cần một kế hoạch có khả năng cập nhật với các phản hồi mới, dữ liệu mới trong quá trình triển khai.
Hơn nữa, mọi hoạt động do con người tiến hành luôn tiềm ẩn những yếu tố khó đoán định trong quá trình tương tác nội bộ, tương tác bên trong với bên ngoài, tương tác với môi trường. Trong khi, kết quả thì không phải lúc nào cũng dễ dàng hình dung rõ ràng ngay từ lúc lập kế hoạch.
Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng khả năng thích ứng, phản hồi nhanh, và cần sự cộng tác chặt chẽ giữa các bên liên quan với đội ngũ làm việc tự chủ nhiều hơn thay vì làm việc theo kiểu mệnh lệnh và kiểm soát. Đó chính là đặc điểm của một tổ chức Agile để:
Với việc du nhập vào Việt Nam được gần 20 năm qua, các kiến thức về Agile được phổ biến rộng rãi và chúng ta không khó để tìm kiếm các tài liệu, thông tin để nắm được những vấn đề cơ bản của Agile.
Tuy vậy, như những cha đẻ của Scrum từng viết trong Scrum Guide rằng, “Scrum dễ hiểu nhưng khó tinh thông”. Hay “Tôi ước lượng rằng, 75% các nhóm dùng Scrum đang không nhận được giá trị vì dùng sai”. Có thể thấy, từ chỗ hiểu về Agile đến việc áp dụng được Agile vào công việc là một khoảng cách lớn.
Thực tế thì nhiều bài kiểm tra cơ bản về Agile đã đem lại kết quả không mấy khả quan. Đặc biệt là với thói quen làm việc theo kinh nghiệm chủ nghĩa, việc áp dụng Agile/ Scrum mỗi người một kiểu, mỗi nơi một cách dẫn tới không ít chi phí thử sai.
Việc làm Agile một cách bài bản ngay từ đầu không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được năng lực quản trị như kể trên, mà còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, đặc biệt là chi phí về thời gian. Doanh nghiệp sẽ không mất thêm vài quý, thậm chí vài năm để vừa tinh thông, vừa thành thạo Agile trong thực tế.
Hơn nữa, việc chuyển đổi Agile không chỉ dừng lại ở chuyển đổi nhận thức, cách thức làm việc mà còn là chuyển đổi văn hóa, cấu trúc của doanh nghiệp. Đây đều là những vấn đề không được phép phạm sai lầm.
Có được sự tư vấn trong quá trình chuyển đổi quan trọng này sẽ giúp tổ chức có được:
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.