Nhóm Phát triển là bộ phận trực tiếp tham gia vào công việc sản xuất, nhiệm vụ của Nhóm Phát triển đó là chuyển các hạng mục Product Backlog thành các tính năng của sản phẩm. Ở cuối mỗi Sprint, Nhóm Phát triển sẽ cho ra đời một Phần tăng trưởng Có khả năng chuyển giao được. Một Nhóm Phát triển bao gồm từ 3 đến 9 thành viên. Hai đặc điểm nổi bật của Nhóm Phát triển là Tự tổ chức (self-organized) và Liên chức năng (cross-functional).
Có nghĩa là nhóm có khả năng và thẩm quyền để định hướng và đưa ra các quyết định trong quá trình sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là nhóm có toàn quyền trong việc lựa chọn công cụ, kỹ thuật và cách thức để hoàn thành công việc. Song song với đó, tính cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm cũng cao hơn rất nhiều so với khi nhóm được tổ chức theo mô hình ra lệnh – điều khiển.
Tính chất tự tổ chức của Nhóm Phát triển trong Scrum được thể hiện ở một số điểm:
Một nhóm liên chức năng có nghĩa là được trang bị đầy đủ tất cả các kỹ năng cần thiết để hoàn thành toàn bộ công việc và tạo ra phần tăng trưởng chuyển giao được cuối mỗi Sprint mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là mỗi thành viên đều phải biết hết tất cả các kỹ năng, mà họ có thể chỉ có một số kỹ năng nhất định nhưng bổ sung đầy đủ cho nhau để tổng thể nhóm có được tất cả các kỹ năng cần thiết.
Tính liên chức năng đảm bảo nhóm có thể hoạt động độc lập, trở thành một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh, hoàn toàn tự chủ trong mọi hoạt động để chuyển nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nó giúp cho nhóm có thể ra các quyết định một cách nhanh chóng mà không phải chờ đợi từ bên ngoài.
Trong Nhóm Phát triển, không có các chức danh chuyên môn đặc thù cho từng thành viên, ví dụ như: kiểm thử viên, lập trình viên, chuyên gia thiết kế, chuyên gia cơ sở dữ liệu,… mà tất cả đều được gọi chung là “NHÀ PHÁT TRIỂN”. Việc này giúp nâng cao tính sở hữu tập thể, trách nhiệm tập thể và bình đẳng giữa các thành viên.
Việc tổ chức nhóm liên chức năng cũng thúc đẩy việc học trong nhóm. Có thể mỗi thành viên xuất thân từ những chuyên môn và nền tảng khác nhau, có thế mạnh về một hoặc một số kỹ năng nhất định, nhưng trong quá trình cộng tác, các thành viên này sẽ học thêm những kỹ năng mới từ những thành viên khác, từ đó mỗi thành viên sẽ hình thành nên những kỹ năng phụ. Điều này là quan trọng để đảm bảo các thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, cho dù công việc đó thuộc chuyên môn nào, không nhất thiết phải là chuyên môn mà mình có thế mạnh.
Một Nhóm Phát triển ổn định sẽ đạt được năng suất và hiệu quả tốt nhất. Do đó, nên tránh việc thay đổi các thành viên của nhóm, và nếu việc này xảy ra thì cũng nên biết trước rằng nó sẽ thay đổi năng suất của nhóm trong ngắn hạn.
Không chỉ đóng vai trò trực tiếp tham gia sản xuất về mặt kỹ thuật, vai trò của Nhóm Phát triển đối với việc định hình sản phẩm cũng là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các sản phẩm khởi nghiệp, khi mà việc phát triển sản phẩm là quá trình tìm tòi, thử nghiệm, điều chỉnh mà ngay cả Product Owner cũng không biết trước được. Việc cộng tác chặt chẽ giữa Product Owner và Nhóm Phát triển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sản xuất cũng như chất lượng của sản phẩm.
Ngoài ra, các Scrum Master, Product Owner và các thành viên trong nhóm Phát triển mong muốn nâng cao kiến thức và giá trị thương hiệu trong ngành có thể tham khảo Khóa huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSM/PSPO của Học viện Agile giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức luyện thi, tỉ lệ đỗ cao trong thời gian ngắn, với sự dẫn dắt trực tiếp của Agile Coach Nguyễn Thế Nghị.
Khóa học liên quan:
Tại sao một đội hình toàn những người giỏi nhưng hiệu quả công việc lại không cao? Dự án thì mãi chậm trễ? Sản phẩm không đạt yêu cầu? Cả nhóm mệt mỏi, căng thẳng? Đây là vấn đề nhức nhối của không ít nhóm dự án Agile/Scrum hiện nay.
Nguyên nhân là do nội bộ nhóm không có tiếng nói chung, mỗi người hiểu Agile/Scrum theo một kiểu, dẫn tới áp dụng không đồng nhất, phát sinh nhiều bất đồng về quy trình làm việc. Cả nhóm cãi nhau tối ngày về Agile, về công cụ, quy trình, thay vì hướng đến mục tiêu chung và mang lại giá trị cho khách hàng.
Đồng bộ kỹ năng, kiến thức về Agile cho đội nhóm, đảm bảo mọi người đều hiểu đúng về Agile chính là bước khởi đầu để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Đó chính là lý do Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) để đồng bộ kỹ năng, kiến thức về Agile cho đội nhóm làm việc hiệu quả.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Khóa học được thiết kế dành cho:
Khóa học sẽ giúp bạn:
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.