Bạn muốn phát triển sự nghiệp với tư cách là Product Owner và đảm nhận các vai trò, trách nhiệm mới? Nếu bạn mới bắt đầu và có ý định phát triển bản thân từ vị trí Product Owner, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những vai trò và chức danh tốt nhất mà bạn có thể theo đuổi trong sự nghiệp của mình.
Mục lục
ToggleProduct Owner (PO) là vai trò rất dễ gây nhầm lẫn. Nếu xem xét một số tin tuyển dụng Product Owner trên LinkedIn, Glassdoor và Indeed, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt về yêu cầu, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ và trách nhiệm.
Product Owner là một vai trò chứ không phải chức danh. Điều này có nghĩa là vai trò này có thể được giao cho bất kỳ ai có quyền hạn cao nhất đối với sản phẩm và người này có thể là Giám đốc điều hành Sản phẩm (Head of Product), Quản lý sản phẩm (Product Manager), Quản lý dự án (Project Manager), Giám đốc sản xuất (Chief of Product),…
PO chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị sản phẩm, sở hữu sản phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm cũng như mọi thứ liên quan. PO chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm, bao gồm một số nhiệm vụ sau đây:
Sau khi trở thành Product Owner, bạn sẽ là người đưa ra quyết định về sản phẩm, một vai trò khó nhằn. Dưới đây là tổng quan về lộ trình phát triển sự nghiệp của Product Owner:
Khi bạn trở thành Product Owner, con đường sự nghiệp rõ ràng nhất là trở thành Senior Product Owner. Hiện nay, Senior PO không phải là một vai trò của Scrum nên bạn sẽ không tìm thấy vai trò này ở mọi loại hình tổ chức. Hầu hết các công ty lớn chuyên phát triển các sản phẩm và dự án lớn và thường chia sản phẩm thành các thành phần, tính năng khác nhau, đã tạo nên vai trò này.
Ví dụ: một công ty lớn đang sản xuất một sản phẩm lớn có thể chia sản phẩm thành các phần nhỏ hơn để quản lý. Mỗi thành phần và/hoặc tính năng của sản phẩm đều có nhóm Scrum và PO riêng. Đây là cách nhiều nhóm Scrum cùng làm việc trên một sản phẩm lớn.
Trong trường hợp này, Senior Product Owner sẽ quản lý tất cả Product Owner làm việc trên một sản phẩm. Senior PO sẽ sở hữu và chịu trách nhiệm về toàn bộ sản phẩm.
Portfolio Owner hoặc Product Portfolio Manager là người sở hữu và quản lý một nhóm sản phẩm liên quan. Đây là vai trò mà bạn thường thấy ở các tổ chức lớn phát triển nhiều sản phẩm, thành phần, tính năng và nền tảng.
Ví dụ: Microsoft Office là một danh mục sản phẩm bao gồm các sản phẩm Office, ví dụ như Word, Excel, PowerPoint và các sản phẩm khác. Mỗi sản phẩm Office đều có Product Owner riêng, sau đó sẽ có một Portfolio Owner sở hữu toàn bộ Office và chịu trách nhiệm tối đa hóa giá trị của danh mục đầu tư.
Sau khi làm Product Owner cho nhiều sản phẩm trong một công ty hoặc các công ty bên ngoài, khả năng cao bạn sẽ có cơ hội để quản lý một danh mục đầu tư và nhiều Product Owner.
Các nhiệm vụ điển hình của Product Portfolio Manager bao gồm:
Quản lý danh mục đầu tư là một vai trò đầy thách thức vì bạn phải làm việc với các Product Owner cũng như các nhóm Agile của tất cả sản phẩm. Bạn sẽ làm việc với một nhóm sản phẩm và việc này đòi hỏi cả kỹ năng kỹ thuật lẫn kỹ năng xã hội.
Dù có rất nhiều tranh luận và sự khác biệt giữa Product Manager và Product Owner, nhưng có một điều rõ ràng rằng: Product Manager là người có chức danh/vai trò cao hơn Product Owner.
Product Manager là người thúc đẩy và quản lý chiến lược dài hạn của sản phẩm, không chỉ tập trung vào việc tối đa hóa giá trị. Vị trí này mang tính chất chiến lược và toàn diện hơn. Product Manager có trách nhiệm:
Tuy nhiên, Product Manager không phải là một vai trò trong Scrum, họ là người nhận báo cáo của Scrum Master và Product Owner. Scrum chỉ là một phần trong trách nhiệm và nhiệm vụ quản lý sản phẩm khổng lồ.
Vai trò Product Manager thiên về quản lý hơn so với vai trò kỹ thuật của PO. Bạn sẽ chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, Marketing, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược.
Giám đốc sản phẩm (Product Director) hoặc Giám đốc quản lý sản phẩm (Director of Product Management) là vai trò quản lý và giám sát các Product Manager trong một công ty. Trong các tổ chức nhỏ, bạn có thể đi lên vị trí Product Director từ vị trí Product Owner hoặc Senior Product Owner. Tuy nhiên, trong các tổ chức lớn hơn, trước tiên bạn phải trở thành Product Manager, sau đó là Product Director:
Product Director là một vị trí quản lý cấp cao, quản lý về mặt chiến lược tất cả sản phẩm do tổ chức phát triển. Product Manager báo cáo cho Product Director, người sau đó sẽ báo cáo cho Giám đốc điều hành Sản phẩm (Head of Product).
Dưới đây là danh sách các nhiệm vụ chính mà Product Director phải thực hiện:
Chỉ có một Product Director duy nhất trong tổ chức chịu trách nhiệm giám sát tất cả sản phẩm. Vì đây là vai trò lãnh đạo nên phần lớn thời gian được dành cho việc lãnh đạo, lập kế hoạch và kiểm soát.
Giám đốc điều hành sản phẩm (Head of Product/Chief Product Officer) hoặc Phó chủ tịch sản phẩm (VP Product) là người có vai trò quản lý cấp cao hơn trong công ty, chịu trách nhiệm về tất cả sản phẩm trong tổ chức. Tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và số lượng sản phẩm sở hữu, một tổ chức có thể sử dụng các chức danh khác nhau như Head of Product, VP Product, Chief Product Officer hoặc một chức danh tương tự.
Đây là cấp quản lý cao nhất trong tổ chức mà PO có thể hướng tới. Đối với các tổ chức nhỏ, Product Manager hoặc Product Owner báo cáo trực tiếp cho VP Product:
Trong tổ chức lớn, các Product Director phụ trách báo cáo cho Head of Product:
Một tổ chức khá lớn có nhiều sản phẩm, danh mục đầu tư và Giám đốc (ví dụ: Microsoft), Chief Product Officer giám sát mọi thứ trong phòng sản phẩm và là người có chức vụ cao nhất trong phòng:
Vì vậy, nếu bạn ở trong một tổ chức nhỏ, bạn sẽ quản lý và làm việc trực tiếp với một số Product Manager. Nếu bạn làm việc trong một tổ chức lớn, bạn sẽ quản lý các Product Director, những người này sẽ quản lý các Product Manager.
Với tư cách là Chief Product Officer, bạn sẽ chịu trách nhiệm:
Bạn sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp như thế nào sau khi trở thành Chief Product Officer? Có một số lựa chọn khác khi bạn đã đạt đến vị trí cao nhất trong một tổ chức:
Con đường sự nghiệp của Product Owner có rất nhiều cơ hội phát triển. Bạn phải cống hiến 100% trong suốt sự nghiệp của mình để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Điều cần thiết là phải quyết định con đường sự nghiệp ngay bây giờ khi bạn là Product Owner hoặc Junior Business Analyst. Hãy quyết định xem bạn muốn trở thành gì sau 10 năm, sau đó bắt đầu tích lũy những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.
Để trở thành một Product Owner chuyên nghiệp cần trang bị nền tảng kiến thức về Agile/Scrum, tích lũy kinh nghiệm phát triển sản phẩm cũng như sở hữu các chứng chỉ quốc tế uy tín dành cho Product Owner. Đó chính là lý do Học viện Agile thiết kế và xây dựng 4 khóa học theo từng giai đoạn phù hợp với các Product Owner mong muốn phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Khóa học huấn luyện chứng chỉ quốc tế PSPO I, II – hiểu đúng về vai trò Product Owner và hệ thống hóa kiến thức về Agile/Scrum để chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ.
Khóa học lấy chứng chỉ quốc tế CSPO – cung cấp các kỹ năng quan trọng để bắt đầu với vai trò Product Owner, từ khám phá nhu cầu khách hàng đến kết hợp với nhóm làm việc để chuyển giao sản phẩm.
Khóa học Professional Product Owner – nội dung dựa trên khung kiến thức khóa học CSPO và trải nghiệm quy trình làm sản phẩm bài bản từ bước Khám phá của Product Owner đến chuyển giao cho team Dev.
Khóa học Agile Product Manager – chương trình dài hơi với hơn 4 tháng học, nội dung bao phủ từ khâu phát triển sản phẩm, phát triển khách hàng đến vận hành doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo:
https://producthq.org/career/product-owner/product-owner-career-path/
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.