Để quản lý cũng như nâng cao hiệu suất công việc, các doanh nghiệp thường lựa chọn và đề cao nhiệm vụ của quản lý cấp trung. Họ là những người giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhà quản trị cấp trung có nhiệm vụ gì, cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
ToggleTrong doanh nghiệp, quản lý cấp trung được coi là vị trí mắt xích, kết nối giữa lãnh đạo công ty và nhân viên. Cụ thể, quản lý cấp trung là người nắm rõ sứ mệnh, định hướng, mục tiêu trong các chiến lược kinh doanh và truyền tải những thông tin quan trọng này tới nhân viên.
Đồng thời, quản lý cấp trung còn có nhiệm vụ liên kết giữa lãnh đạo cấp cao với nhân viên. Thông thường, đội ngũ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp thường giữ các chức vụ như: trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, trưởng nhóm…
Ở mỗi doanh nghiệp, nhiệm vụ của quản lý cấp trung được thể hiện như sau:
Trước khi thực hiện các chiến lược kinh doanh, việc xây dựng kế hoạch là điều không thể thiếu. Chính vì vậy, nhiệm vụ của quản lý cấp trung là người trực tiếp triển khai tổ chức, thực hiện các kế hoạch, chính sách và định hướng mà lãnh đạo công ty đề ra.
Để nhân viên trong công ty hiểu rõ mục tiêu, định hướng và các chiến lược kinh doanh mà ban lãnh đạo đề ra, nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ truyền đạt, diễn giải cho nhân sự của mình. Từ đó, nhân viên mới có thể triển khai công việc đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trên quy mô toàn công ty và cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Căn cứ vào tình hình thực tế, tính quan trọng và cấp bách của vấn đề mà nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ thực hiện việc đưa ra quyết định, hướng giải quyết phù hợp trong thẩm quyền của mình.
Quản lý cấp trung là người nắm rõ nhất mục tiêu, tiến độ và cách thức triển khai công việc của bộ phận mà mình phụ trách. Từ đó, quản lý cấp trung còn có nhiệm vụ giám sát hoạt động của nhân viên, báo cáo tiến độ, hiệu suất, triển khai tuyển dụng nhân sự mới và đào tạo.
Nhiệm vụ của quản lý cấp trung còn được thể hiện ở việc chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo, cấp trên về bộ phận của mình, cụ thể như: kết quả công việc, nhân sự, hiệu suất làm việc,…
Để trở thành một nhà quản lý cấp trung chuyên nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn và bề dày kinh nghiệm, bạn cần phải trau dồi cũng như thành thạo một số kỹ năng mềm khác.
Trong quá trình triển khai công việc, không tránh khỏi những trường hợp có tình huống phát sinh ngoài kế hoạch. Chính những lúc này, nhà quản lý cấp trung có nhiệm vụ đưa ra quyết định, phương án triển khai phù hợp với tình hình thực tế nhằm giải quyết vấn đề cách nhanh chóng, hiệu quả và không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Trước khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch nào đó, bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất mà các quản lý cấp trung cần thực hiện đó là thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch. Thông qua bản kế hoạch này, nhân sự trong bộ phận có thể biết được mục tiêu, định hướng cũng như những công việc mà mình cần phải thực hiện trong chiến dịch này. Ngoài ra, kế hoạch còn là công cụ giúp nhiệm vụ của quản lý cấp trung – giám sát công việc thường ngày của nhân sự trở nên dễ dàng hơn.
=> Xem thêm: Khám phá KPI công cụ quản lý nhân sự và quy trình xây dựng
Dù ở vị trí nào thì việc tự học, trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho bản thân là điều không thể thiếu. Với các nhà quản lý cấp trung, bạn cần có sự điều chỉnh, sắp xếp thời gian biểu hợp lý để kịp thời phản ứng với những thay đổi trong quá trình tự học. Tự học là cách tạo cho bản thân nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.
Một trong những nhiệm vụ của quản lý cấp trung là giám sát, theo dõi và quản lý đội ngũ nhân sự của mình. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý nhân sự là vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý cấp trung. Chỉ khi quản lý nhân sự của mình tốt, quản lý cấp trung mới có thể hạn chế sai sót trong công việc, giải quyết vấn đề nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Những người thành thạo kỹ năng giao tiếp luôn có nhiều cơ hội tốt đẹp trong công việc cũng như cuộc sống. Nhiệm vụ của quản lý cấp trung là thường xuyên báo cáo, trao đổi công việc với cấp trên và truyền đạt thông tin cho cấp dưới. Do vậy, nếu thiếu đi kỹ năng giao tiếp họ sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai và giải quyết công việc của mình.
Để phát triển những kỹ năng trên của nhà quản lý cấp trung, bạn có thể tham khảo khóa học NeoManager của Học viện Agile. Với 9 học phần, 22 công cụ thực hành và 5 trải nghiệm học tập, học viên sẽ xây dựng và hoàn thiện kỹ năng quản lý, giúp nâng cao hiệu quả quản trị, giảm tải công việc cũng như huấn luyện nhân viên hiệu quả.
Nhiệm vụ của quản lý cấp trung đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ phải là người “giỏi” về chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng. Những yếu tố này đều có thể học hỏi, trau dồi qua thời gian. Nếu bạn muốn trở thành nhà quản lý cấp trung thì hãy bắt đầu “đầu tư” cho bản thân ngay từ bây giờ.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.